Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đang ngày càng trẻ hóa. Theo các chuyên gia, bệnh khó có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng liệu trình, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức y khoa quan trọng liên quan đến bệnh.

1. Thế là là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là sự tổn thương các đĩa đệm tại vị trí cột sống phần cổ do hoạt động quá sức, chịu áp lực lớn. Từ đó dẫn đến thoát vị các đĩa đệm tại phần cổ. Vị trí địa đệm cột sống cổ dễ bị thoát vị là C5 và C6, tuy nhiên trên thực tế, đĩa đệm nào cũng có thể dễ dàng bị tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau đớn cho người bệnh

2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cổ đau và căng cứng

Tùy theo mức độ bệnh mà những cơn đau có thể xuất hiện ở hai bên hoặc phía sau cổ với tần suất khác nhau, cường độ từ nhẹ cho đến đau âm ỉ, dữ dội.

Cổ là bộ phận có thể xoay chuyển một cách linh hoạt nhằm điều khiển các hoạt động cúi, ngửa, hay quay ngang đầu. Tuy nhiên, người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc cử động ở phần cổ, thậm chí trong nhiều trường hợp, có thể bị cứng cổ, đau, đặc biệt xảy ra lúc ngủ dậy và buổi sáng.

Phạm vi có thể chuyển ra các vùng khác nhanh chóng

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường bộc phát đột ngột, khó kiểm soát, lan ra nhanh chóng. Từ vị trí một đến hai đốt sống cổ, cơn đau có thể kéo sang các vùng khác như: bả vai, lưng, hốc mắt,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tứ chi có cảm giác tê ngứa

Việc đĩa đệm rời khỏi vị trí vốn có ban đầu sẽ gây chèn ép các dây thần kinh, khiến máu khó lưu thông, tạo cảm giác tê ở tứ chi. Mặc khác, nếu tủy sống bị chèn ép bởi đĩa đệm thoát vị sẽ xuất hiện những cơn tê ngứa, châm chích ở tứ chi, gây cảm giác khó chịu toàn thân.

Hạn chế việc sinh hoạt hằng ngày

Những cơn đau kèm theo do chèn ép dây thần kinh, tủy sống khiến bạn luôn có cảm giác đau nhức, khó khăn trong hoạt động, đi lại, điển hình như: cúi đầu, xoay cổ, các hoạt động bằng tay,…

Bệnh gây khó khăn trong hoạt động ở vùng cổ

Yếu cơ

Khi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép cột sống sẽ dễ gây ra trường hợp các cơ ở vùng tay yếu dần, sau đó là cơ chân khiến cho dáng đi không vững, di chuyển chậm, hậu quả nặng nhất có thể gây ra liệt cơ khiến người bệnh không thể hoạt động hay di chuyển.

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phần lớn bệnh có nguyên  nhân do tuổi tác. Khi độ tuổi bước sang 30, các đĩa đệm dần mất nước, dễ rách, dễ tổn thương dù tác động lực nhỏ bên ngoài. Mặt khác, ở độ tuổi ngoài 30, các khớp xương bắt đầu thoái hóa, dễ tổn thương, khó đàn hồi. Từ đó, sức đề kháng của xương yếu đi, dễ mắc các bệnh về xương khớp.

Bên cạnh đó, tính chất nghề nghiệp, lối sống sinh hoạt hằng ngày cũng tác động lên các khớp xương. Lao động nặng, quá sức dễ dàng gây tổn thương các đĩa đệm dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Thói quen ngồi vẹo sang một bên, thường xuyên ngủ ngồi, làm việc trước màn hình máy tính, ít vận động,… cũng gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng  đốt sống.

Ngồi sai tư thế là nguyên nhân gây bệnh ở giới trẻ

Trong nhiều trường hợp, bệnh còn bắt nguồn từ những chấn thương, tai nạn trong cuộc sống thường ngày, tác động lên các đĩa đệm gây lệch cấu trúc dẫn đến thoát vị.

Một số ít bệnh nhân mắc bệnh có nguyên nhân do di truyền. Theo những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người mắc bệnh này có cùng gen trội gây bệnh. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì thế hệ sau có thể bị di truyền bệnh lý này.

4. Những lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngày càng phổ biến và có diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp không bộc lộ rõ dẫn đến tình trạng chủ quan ở nhiều người. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hiện nay, có 03 phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định sau:

Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau như naproxen, ibuprofen,… hay thuốc ức chế men COX-2 thường được bác sĩ dùng để giảm những cơn đau đớn, viêm nhiễm ban đầu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án giảm đau tạm thời, không có tác dụng chữa trị dứt điểm và có thể để lại tác dụng phụ nếu dùng lâu dài.

Đặc biệt, khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất, tuyệt đối không tự ý mua, tránh gây sốc thuốc, quá liều, gây cảm giác mệt mỏi, buồn nôn hay viêm loét dạ dày.

Phẫu thuật

Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 5% bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật khi bị thoát vị. Phương pháp này áp dụng khi bệnh chuyển biến nặng, kéo dài từ 6 đến 12 tuần liên tiếp. Tùy từng trường hợp, mà các phương pháp được áp dụng như: thay đĩa đệm mới, mổ nội soi, mổ mở đốt sống cổ,…

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật cũng có bộc lộ nhiều hạn chế. Nó có thể gây mất máu, tai biến, rối loạn cơ xương khớp,… Do đó, thường chống chỉ định với các bệnh nhân: bị hẹp ống sống nặng, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây đau đớn ở vùng cổ và tay, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm hẹp ở sống nhẹ.

Trị liệu

Phương pháp điều trị tối ưu được áp dụng hiện nay đó là trị liệu, bao gồm: trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, phương pháp trị liệu Pneumex PneuBack. Những phương pháp này tuy thời gian điều trị lâu nhưng mang lại hiệu quả cao, giảm tối thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp trị liệu vật lý được áp dụng rộng rãi hiện nay

Sức khỏe tốt luôn là mong muốn của mọi nhà. Vì thế, đừng quên xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ – căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn. Nếu nhận thấy những cơn đau bất thường, hãy thăm khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7