Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng – căn bệnh ngày càng trẻ hóa

Cuộc sống ngày càng phát triển, đòi hỏi mọi người phải cố gắng làm việc để chăm lo cho gia đình, bản thân. Nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc, họ thường chăm lo công việc mà quên mất đi tầm quan trọng của sức khỏe. Chính vì điều đó mà nhóm người lao động này thường mắc những căn bệnh do tính chất nghề nghiệp gây ra. Điển hình như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

1. Đôi nét về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Nhiều năm gần đây, số lượng người mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng tăng cao. Điều này không chỉ phản ánh sự lơ là trong chăm sóc sức khỏe của mọi người mà còn cho thấy rất nhiều người lao động đang làm việc rất cực nhọc, nặng nề. Vậy nên, tìm hiểu kỹ về căn bệnh này là điều cần thiết. 

Theo cấu trúc sinh học, cột sống của con người sẽ được chia thành 33 đốt sống với những vị trí khác nhau,

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống ở vị trí thắt lưng bị tràn nhân nhầy. Thông qua các khe hở, nhân nhầy sẽ lan ra ngoài tủy, khiến cho đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí thông thường gây thoát vị. Bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, đối tượng mắc nhiều nhất là lứa tuổi lao động, nhất là những người lao động nặng nhọc.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống cùng,… Tuy nhiên, chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng lại thường gặp ở bệnh nhân hơn. Do đó, mọi người không nên chủ quan, lơ là sức khỏe của bản thân. Mọi triệu chứng cơ thể là một cảnh báo về tình trạng sức khỏe của mỗi người. 

2. Triệu chứng của bệnh 

Bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau, tùy vào vị trí mắc bệnh. Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm tại vùng cột sống thắt lưng thường có những triệu chứng sau đây:

2.1. Đau vùng thắt lưng cấp tính

Nguyên nhân dẫn đến những cơn đau cấp tính là do cột sống ở vùng thắt lưng bị tổn thương và không thể cử động linh hoạt. Bệnh nhân thường có cảm giác đau nhiều hơn khi phải khom người, mang vác vật nặng. Ngoài ra, những cơn đau này cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người lao động. Nhiều người còn gặp khó khăn trong việc đi lại, tiểu tiện, buộc người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau.

Đau thắt lưng là triệu chứng cơ bản của bệnh

2.2. Đau mãn tính 

Những cơn đau cấp tính cũng đủ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bị cản trở trong sinh hoạt đời sống. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp, điều trị sớm thì những cơn đau mãn tính cũng sẽ xuất hiện và cảm giác đau sẽ tăng hơn rất nhiều. Do đó, người bệnh không nên cố gắng chịu đựng cơn đau hoặc dùng thuốc giảm đau tạm thời.

Khi bệnh trở nặng, các dây thần kinh bị chèn ép gây ra những khó khăn cho người bệnh trong việc vận động. Cảm giác đau sẽ tăng lên khi đứng quá thẳng người, nhất là những khi hắt xì, ho, cơn đau phát theo cơn khi đi lại. Thường bệnh nhân sẽ làm giảm cơn đau bằng cách nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Đặc biệt, tránh gây ra những tổn thương, hoạt động mạnh khiến cơn đau thêm dữ dội.

3. Những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh và thường chủ quan trước những triệu chứng cơ thể. Đó cũng là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng hơn đồng thời xuất hiện những biến chứng không mong đợi. Với những triệu chứng đầu tiên như đau nhức, dần dần tăng cảm giác đau buốt vùng mông. Do những tổn thương ở phần đĩa đệm cũng như rễ thần kinh và dây thần kinh tọa bị chèn ép mà những cơn đau này sẽ ngày một nhiều hơn. 

Khi bệnh trở nặng hơn, các vùng đau nhức sẽ lan rộng ra nhiều vị trí khác như dọc đùi xuống cẳng chân. Hơn thế nữa, phía chân mà dây thần kinh tọa bị chèn ép thì mu bàn chân sẽ có hiện tượng đau rát. Những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp ở bệnh nhân có thể nhắc đến là teo cơ, rối loạn cơ tròn. Những biến chứng này khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động (kể cả đi lại) hoặc đi tiêu đi tiểu. Một số bệnh nhân do chuyển biến bệnh quá nặng buộc phải cần hỗ trợ trong việc đi vệ sinh bằng cách thụt tháo hoặc thông tiểu.

Tê liệt tay chân – tàn phế do bệnh thoát vị đĩa đệm

Một biến chứng nặng hơn, thường gặp ở người già là tình trạng cơ thể bị tê liệt, dẫn đến tàn phế. Một số bệnh nhân còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác trong các sinh hoạt hằng ngày. Với những biến chứng này, bạn có thể thấy căn bệnh không gây hại đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và cả người thân.

4. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân đều được chữa trị với phương pháp nội khoa. Thời gian tiến hành điều trị nội khoa có thể diễn ra từ 3 – 4 tuần, đồng thời theo dõi khả năng hồi phục ở người bệnh. Trường hợp, kết quả chữa trị đạt được 50% thì người bệnh sẽ tiếp tục được điều trị với phương pháp này.

Phương pháp điều trị nội khoa khá phổ biến

Nếu tình trạng bệnh nhân không hồi phục hoặc vòng xơ bị vỡ, các nhân nhầy tràn lan ra nhiều vị trí khác ngoài tủy, gây chèn ép dây thần kinh thì tiến hành biện pháp khác. Thông thường, bác sĩ sẽ chuyển sang điều trị với phương pháp ngoại khoa. Vậy khi nào thì bệnh nhân được tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? Theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên khoa thì họ sẽ chỉ định mổ cho bệnh nhân trong những trường hợp sau đây:

  • Trong ống cột sống của người bệnh xuất hiện nhân đệm.
  • Tình trạng đau rễ dây thần kinh điển hình quá mức, có thể đau ở một hoặc cả hai chân.
  • Các triệu chứng như tê bàn chân, bàn tay vượt quá ngưỡng chịu đựng kèm theo đó là tình trạng teo cơ cẳng chân cũng nghiêm trọng.
  • Tình trạng bệnh chuyển biến nhanh, lỗ thần kinh ngày càng hẹp kèm theo đó là các rễ thần kinh điển hình đau nhiều hơn.

5. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, các bệnh viện vẫn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng với hai phương pháp điều trị ngoại khoa chủ yếu là:

5.1. Loại bỏ nhân đệm bằng cách ứng dụng vi phẫu thuật

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng kính vi để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Kết quả sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là loại bỏ các nhân đệm, khi đó rễ thần kinh sẽ được giải phóng hoàn toàn. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật này là dễ dàng quan sát các yếu tố bên trong nên nguy cơ xảy ra những biến chứng là rất thấp. 

Ứng dụng vi phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm

Quá trình tiến hành phẫu thuật diễn ra trong thời gian ngắn và không để lại nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể đi lại bình thường mà không cần phụ thuộc vào người thân. Ngoài ra, thời gian nằm viện để theo dõi sau phẫu thuật chỉ tốn 3 – 4 ngày.

5.2. Lấy nhân đệm qua nội soi

Phương pháp điều trị ngoại khoa này đã được áp dụng từ những năm 90 của thế kỉ XX. Đến hiện tại, nhiều bệnh viện vẫn áp dụng phương pháp này để phẫu thuật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do những bất cập trong việc nâng cao trình độ nên cách lấy nhân đệm qua nội soi vẫn còn nhiều hạn chế. Nhưng nhìn chung, quá trình tiến hành phẫu thuật với phương pháp này cũng tương đồng với cách ứng dụng vi phẫu thuật.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong mọi người sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình nhằm nâng cao chất lượng đời sống. Vì chỉ có cơ thể khỏe mạnh mới giúp các bạn học tập, làm việc hiệu quả.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7