Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là căn bệnh xương khớp được nhiều người quan tâm hiện nay. Bệnh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, cùng nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, việc nắm được những thông tin liên quan có ý nghĩa quan trọng, giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. 

1. Cấu tạo và vai trò của đĩa đệm cột sống cổ  

Mỗi cơ thể đều có 7 đốt sống cổ và giữa mỗi đốt sống được phân cách nhờ các đĩa đệm thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ, giúp cổ hoạt động linh hoạt. Đĩa đệm vùng cổ có cấu tạo bao gồm 3 phần:

  • Phần lõi là khối nhân nhầy có thành phần chính là các proteoglycan có tính ngậm nước.
  • Bao bọc phía ngoài nhân nhầy là màng bao xơ cấu tạo từ các vòng sợi collagen có tính dẻo và độ đàn hồi cao.
  • Cuối cùng là các tấm sụn tận cùng làm nhiệm vụ bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt sống tránh các tác động chèn ép của nhân nhầy.

Đĩa đệm có vai trò cố định và thăng bằng khi di chuyển; giúp vận động, nâng đỡ cơ thể và phân tán các lực tác động để hạn chế các tổn thương; gắn kết các đốt sống cổ với nhau, thực hiện quá trình trao đổi chất thông qua hiện tượng khuếch tán.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý phổ biến

2. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và biểu hiện của bệnh

Thoát vị đĩa đệm đốt sống ở vùng cổ là gì? 

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng phần nhân nhầy thoát ra ngoài qua vết rách hay các tổn thương trên mang bao xơ gây chèn ép đến các rễ dây thần kinh, thân ống sống dẫn đến các cơn đau vùng cổ và vai gáy. Vị trí của các đĩa đệm bị sai lệch thường do các tác động mạnh từ bên ngoài ngồi cúi đầu quá lâu, thường xuyên gối cao khi ngủ, khuân vác nặng, đeo túi có trọng lượng lớn một bên, các chấn thương hoặc các hoạt động như múa, xiếc, uốn dẻo phải xoay cổ một cách đột ngột,…

Thoát vị đĩa đệm khiến cho phần nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ

Thoát vị đĩa đệm khiến cho phần nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép các rễ thần kinh 

Triệu chứng

Hầu hết các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây ra các biểu hiện ở vùng vai gáy, cổ, nhiều khi lan xuống cánh tay và bàn tay, gây ảnh hưởng đến quá trình vận động của bệnh nhân. Tùy vào từng vị trí bị chèn ép mà thoát vị đĩa đệm cổ sẽ có các biểu hiện sau:

  • Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau, tê ở vùng cổ, vai gáy thường xuyên khiến cho việc cử động cổ gặp khó khăn. Các cơn đau dữ dội và kéo dài sẽ lan đến bả vai và cánh tay. Nguyên nhân là do các rễ thần kinh đi qua các đốt sống cổ bị chèn ép.
  • Khi tủy bị chèn ép, người bệnh sẽ có biểu hiện rối loạn vận động và rối loạn cảm giác. Cụ thể như quá trình cử động của bàn tay kém linh hoạt, các ngón tay khó duỗi thẳng hay cầm nắm. Trường hợp lâu ngày, bệnh nhân có nguy cơ bị tê liệt chân tay và không kiểm soát được hoạt động của các cơ.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng thiếu máu não, rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh thường xuyên có biểu hiện như chóng mặt, ù tai, hoa mắt, thị lực giảm dần, mất thăng bằng. Nhiều trường hợp còn gây ra rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực, nhai nuốt bị hạn chế,…

3. Khi nào thì thoát vị đĩa đệm cổ cần đến gặp bác sĩ? 

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa được tình trạng bệnh diễn biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mà nếu bạn được thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa càng sớm thì càng có lợi cho quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra

Khi có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nguy ngờ thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thực hiện các kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Các phương pháp kiểm tra chẩn đoán thoát vị đĩa đệm vùng cổ bao gồm:

  • Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng: khảo sát các biểu hiện của bệnh nhân, thực hiện thủ thuật nghe gõ sờ nén, kiểm tra dáng đi hay các cử động khác,…
  • Chẩn đoán dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ đĩa đệm vùng cổ hoặc chụp CT scanner tủy.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ có những phương pháp nào? 

Có nhiều các để bác sĩ lựa chọn trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay bao gồm cả nội khoa, ngoại khoa hoặc Đông Tây y kết hợp.

Nội khoa

  • Thuốc: Các thuốc gồm giảm đau, thuốc chống viêm (NSAID) hay thuốc ức chế COX-2, thuốc chống co giãn cơ,…
  • Sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu: Các phương pháp như massage, tập thể dục và các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ được tiến hành song song với quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân. Mặc dù các bài tập này có cần thời gian dài nhưng lại giúp bệnh nhân thư giãn và giảm đau hiệu quả. Hơn nữa còn tạo ra thói quen tập thể dục đều đặn nhằm hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Chiropractic là thuật ngữ dùng để nói về phương pháp nắn chỉnh đĩa đệm bị sai lệch để trở về vị trí ban đầu.

Ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng và các phương pháp điều trị nội khoa lâu ngày nhưng không có tác dụng thì bác sĩ sẽ tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà cho chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên với phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao để tránh các trường hợp nhiễm trùng vết thương, sẹo sau phẫu thuật.

Đông Tây y kết hợp

Các phương pháp Đông y như châm cứu, bấm huyệt hay xoa bóp được sử dụng nhiều bởi có độ an toàn cao với bệnh nhân. Trường hợp các cơn đau, tê cứng của bệnh nhân vượt sức chịu đựng sẽ kết hợp với các loại thuốc Tây y nhằm giảm đau nhanh chóng.

Sử dụng các phương pháp Đông y trong điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Sử dụng các phương pháp Đông y trong điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Mặc dù tác dụng chậm nhưng lại cho kết quả lâu dài nên một số trường hợp, người bệnh sử dụng các bài thuốc nam, các loại thảo dược từ kinh nghiệm dân gian trong điều trị nhằm hạn chế các tác dụng phụ. Các loại cây như ngưu tất, tơ hồng xanh, sài đất, bồ công anh, nhân trần, trần bì, đinh lăng, lá lốt,… đều được xem là nguồn dược liệu được sử dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Do đó, tìm hiểu về bệnh sẽ giúp bạn và những người thân trong gia đình phòng ngừa hiệu quả cũng như hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa trị.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7