Thoát vị đĩa đệm L5 S1 và các biến chứng nguy hiểm
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là một bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý sớm và kịp thời. Bệnh không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động và tâm lý của người mắc. Việc nắm được một số thông tin, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa, thăm khám.
Nội dung bài viết
1. Sơ lược về thoát vị đĩa đệm L5 S1
1.1. Đốt sống L5 S1
Đốt sống L5 S1 là vị trí chuyển tiếp giữa cột sống xương cùng ở lưng dưới với cột sống thắt lưng. Ở khu vực này, cột sống vốn cong về phía trước ở thắt lưng chuyển sang cong về phía sau ở vẹo xương cùng. Đốt sống L5 S1 có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển tải trọng từ cột sống đến chân thông qua xương chậu.
1.2. Vì sao thoát vị đĩa đệm L5 S1 phổ biến?
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 chiếm đến 90% số trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đây là bệnh phổ biến, xảy ra khi cấu trúc đĩa đệm bị phồng, hoặc đĩa nối cột sống với xương cùng bị vỡ. Thậm chí, nhân nhầy trong đĩa đệm còn thoát ra ngoài. Khi đó, dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa, sẽ bị tổn thương.
Vùng cột sống L5 S1 trực tiếp chịu tác động bởi những hoạt động hàng ngày, nhất là cúi, khom lưng… Vì thế, thoát vị đĩa đệm L5 S1 rất dễ nhận biết ngay từ giai đoạn đầu. Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức ở lưng, đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy tê, ngứa ở chân. Đồng thời, khả năng vận động ở chân cũng bị hạn chế. Do độ nghiêng đặc trưng ở đoạn L5 S1, nguy cơ tổn thương và thoái hóa đĩa đệm ở khu vực này cũng cao hơn.
Nếu được điều trị tích cực, cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 thường sẽ cải thiện trong 6 tuần. Thế nhưng, nhiều trường hợp cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng lớn đến vận động, cơ thể và sức khỏe.
2. Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 rất dễ cải thiện ngay từ giai đoạn đầu, giúp người bệnh sinh hoạt, vận động bình thường. Thế nhưng, hầu hết người bệnh đều chủ quan với triệu chứng ban đầu của bệnh. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân. Các biến chứng của bệnh gồm có:
2.1. Thoát vị đĩa đệm dạng mãn tính
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 nên được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh sẽ làm tổn thương đến các vùng xung quanh. Từ đó, tình trạng thoát vị sẽ lan rộng và lâu dần sẽ chuyển sang mãn tính.
Khi thoát vị đĩa đệm mãn tính, cơn đau sẽ dữ dội và thường xuyên hơn. Kéo theo đó là nhiều triệu chứng khác. Lúc này, dù có điều trị thì cũng chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và bảo tồn vùng cột sống.
2.2. Hội chứng chùm đuôi ngựa
Thoát vị đĩa đệm sẽ làm cho hệ thần kinh bị chèn ép. Tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ làm cho rễ thần kinh bị đau nhức, thậm chí là bị đứt. Điều này không những làm cho cơn đau tăng dần mà còn khiến hành vi của người bệnh mất kiểm soát. Đây được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, khi dây thần kinh bị chèn ép kéo dài, cơ co thắt sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến khả năng bài tiết bị rối loạn. Nguy hiểm hơn, khi bệnh chuyển nặng, hệ bài tiết sẽ mất kiểm soát. Từ đó, quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.3. Thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây thoái hóa các đốt sống
Giữa các đốt sống có phân cách với nhau bởi đĩa đệm hay còn gọi là đệm lót. Đĩa đệm sẽ giúp các đốt sống đảm bảo sự vận động hiệu quả. Vai trò của chúng là làm giảm ma sát cũng như giảm xóc khi hoạt động hàng ngày.
Thế nhưng, tổn thương ở đĩa đệm sẽ làm tăng ma sát giữa các đốt sống khi hoạt động. Kết quả là các đốt sống dần bị bào mòn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây thoái hóa đốt sống.
2.4. Liệt nửa người, bại liệt
Đĩa đệm bị tổn thương sẽ chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp phù hợp, dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, khiến khả năng vận động giảm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, liệt chi và thậm chí là liệt hoàn toàn.
3. Thăm khám và chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi thấy các triệu chứng đau nhức lưng, đau thần kinh tọa, chân ngứa, tê cứng và yếu,… bạn cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa.
3.1. Khám lâm sàng
Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của người bệnh để thực hiện thăm khám lâm sàng nhằm đánh giá sơ bộ bệnh. Quy trình khám bao gồm:
- Tiến hành kiểm tra cột sống thắt lưng xem có các triệu chứng sưng đỏ, nóng ran, đau buốt tại vị trí L5, S1 hay không.
- Thực hiện kiểm tra sự phản xạ thần kinh bằng một số bài tập nhỏ. Những bài tập này nhằm xác định sự nhanh nhạy, khả năng giữ thăng bằng, mức độ chèn ép dây thần kinh.
- Sử dụng một số bài tập chuyên biệt để đánh giá khả năng vận động của vùng lưng, hông, tay, chân.
- Đánh giá khả năng vận động của chân bằng cách yêu cầu người bệnh nâng chân, thực hiện bài tập. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được mức độ tổn thương và đau đớn do bệnh gây ra.
3.2. Khám chuyên sâu
Sau khi thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành khám chuyên sâu bằng cách chụp chiếu. Bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành chụp X-quang, chụp CT cắt lớp, hoặc chụp MRI. Để kiểm tra, có thể chỉ cần 1 phương pháp. Tuy nhiên, cũng có khi phải kết hợp 2 hoặc cả 3 phương pháp chụp chiếu.
Trên cơ sở thăm khám và dựa vào kết quả chụp chiếu, bác sĩ sẽ xác định mức độ thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, cơ địa và độ tuổi của người bệnh cũng sẽ được xét đến. Bác sĩ sẽ dựa vào tất cả các yếu tố này để đưa ra phác đồ và liệu trình điều trị phù hợp.
Trên đây là một số thông tin nhằm giúp các bạn hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm L5 S1. Đây là căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện triệu chứng, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế. Phát hiện bệnh kịp thời sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị, giúp người bệnh sớm ổn định cuộc sống.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt