Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Không chỉ là căn bệnh của người già, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng và cần phải có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm theo thời gian bị mất đi tính đàn hồi, nhân nhầy bị khô nên chỉ cần tác động mạnh, nó sẽ thoát ra ngoài. Nhân nhầy lúc này sẽ chui vào cột sống, chèn ép dây thần kinh, tạo ra những cơn đau vùng cột sống.
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn đại tiểu tiện: Lớp nhân keo trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh ở vùng thắt lưng dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn. Lúc này bệnh nhân sẽ mắc phải chứng tiểu tiện không tự chủ, nhất là trong lúc ngủ (hiện tượng đái dầm).
- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Vùng cột sống thường tập trung khá nhiều dây thần kinh “huyết mạch” của cơ thể. Khi các dây thần kinh này bị chèn ép, tổn thương sẽ gây ra những cơn đau cho người bệnh. Những cơn đau lúc đầu chủ yếu ở vùng thắt lưng hoặc vùng cổ sau có thể lan rộng ra hay tay, qua hông xuống đùi, bắp, bàn chân và các ngón chân. Đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Bị teo cơ, gây liệt, tàn phế: Thoát vị đĩa đệm có thể gây teo cơ, liệt và dẫn đến tàn phế suốt đời. Nguyên nhân là do các mạch máu bị chèn ép không được lưu thông đến tay, chân dẫn đến hiện tượng tê bì, lâu dần mất cảm giác, vô lực, cơ bị teo lại và mất khả năng vận động.
- Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh bị tổn thương nên ở vùng da có rễ dây thần kinh đi qua thường có cảm giác nóng lạnh bất thường.
- Hội chứng đau khập khiễng cách hồi: Các cơn đau thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh chỉ đi được một đoạn đường sau đó phải nghỉ để cho bớt đau rồi mới đi được tiếp.
2. Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi hiện nay
2.1. Thực trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Thống kê cho thấy có đến hơn 50% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu đau lưng từ khi 25-30 tuổi nhưng đa số đều không chú ý đến triệu chứng này.
Sự trẻ hóa ở bệnh thoát vị đĩa đệm được cho là do sự chuyển dịch nghề nghiệp và thói quen sinh hoạt gây nên. Những người trẻ có xu hướng lựa chọn những công việc ít phải dịch chuyển như nhân viên văn phòng, công nhân, lái xe… Những công việc này khiến người bệnh phải ngồi hoặc đứng trong thời gian quá dài nên tạo áp lực cho cột sống vùng cổ và thắt lưng lâu ngày gây ra thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, người trẻ thường có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên lựa chọn các loại thức ăn công nghiệp, nhiều dầu mỡ nhưng lại ít vận động nên dễ tích mỡ, thừa cân làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
2.2. Nguyên nhân khiến người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm
Không chịu tác động của yếu tố thoái hóa do tuổi tác nên nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường đến từ các tác nhân bên ngoài:
- Lao động, vận động sai tư thế: người trẻ tuổi thường không quan tâm đến tư thế khi hoạt động mà không hề biết nó đang tác động xấu đến sức khỏe của mình. Các thói quen sinh hoạt hàng ngày như tư thế ngồi, các bài tập thể dục không đúng cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi.
- Do tai nạn, chấn thương cột sống: đây là nguyên nhân khó kiểm soát nhất. Các tai nạn bất ngờ gây chấn thương vùng cột sống sẽ tạo điều kiện cho đĩa đệm vị chệch khỏi vị trí bình thường dễ dàng hơn bất cứ tác động nào khác.
- Do thừa cân: béo phì khiến hệ thống cột sống của người trẻ chịu nhiều áp lực hơn, kết hợp với yếu tố công việc khiến cho nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tăng lên nhiều lần.
- Do di truyền: Các gen quy định cấu trúc cột sống của con được thừa hưởng từ cha mẹ. Vì vậy, khi cấu trúc cột sống của cha mẹ yếu đồng nghĩa với việc con cũng sẽ được di truyền lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cha mẹ bị thoát vị đĩa đệm thì con cũng bị. Bạn chỉ cần chú ý thận trọng hơn trong các thói quen hàng ngày, tránh các tác động từ yếu tố nguy cơ là có thể thoát khỏi sự đe dọa của căn bệnh này.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh bẩm sinh như: hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy,… cũng cần đặc biệt chú ý vì nguy cơ thoát vị đĩa đệm sẽ cao hơn người bình thường.
2.3. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cho người trẻ
Bị thoát vị đĩa đệm khi còn trẻ tuổi là điều đáng buồn vì nó có thể trở thành rào cản lớn trong cuộc sống và công việc của người bệnh. Tuy nhiên, phát hiện sớm bệnh ở độ tuổi này cũng khiến quá trình điều trị và đáp ứng điều trị tốt hơn khi bệnh đã trở nặng hơn.
Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường được phối kết hợp đồng thời nhiều biện pháp đề tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian trị liệu:
- Điều trị bằng thuốc: Các nhóm thuốc được dùng bao gồm: Giảm đau – Chống viêm – Giãn cơ – Giảm đau thần kinh. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng thoát vị và thể chất của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp.
- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật là biện pháp điều trị thường được chỉ định trong trường hợp đĩa đệm bị thoái hóa và vỡ ra.
- Vật lý trị liệu là liệu pháp hỗ trợ điều trị rất tốt cho bệnh nhân: Các liệu pháp này giúp quá trình tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể từ đó khắc phục được các bất tiện trong cuộc sống do thoát vị đĩa đệm gây ra. Các phương pháp bao gồm: Massage, Yoga, bấm huyệt…
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin cơ bản về bệnh lý thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể nắm được tình trạng sức khỏe của mình cũng như có định hướng để khắc phục căn bệnh thoát vị đĩa đệm.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt