Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Triệu chứng và cách điều trị
Nếu như trước đây, người cao tuổi là nhóm đối tượng hàng đầu dễ mắc thoát vị đĩa đệm thì hiện nay, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và cách điều trị dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống thường gặp khi nhân keo của đĩa đệm bị lệch ra ngoài màng bao xơ và chèn ép vào dây thần kinh. Hai loại thoát vị đĩa đệm thường gặp là ở đốt sống sống và vùng thắt lưng.
Hiện nay, độ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm từ 20 – 50 tuổi, tức là người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Không chỉ những người trẻ tuổi làm việc văn phòng mà sinh viên, học sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Những nhóm đối tượng trẻ tuổi dễ bị thoát vị đĩa đệm là:
- Nhóm lao động phổ thông: thường phải lao động vất vả kéo dài, lao động sai tư thế, hay mang vác vật nặng.
- Nhóm người làm việc trong tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu như các ngành nghề: lễ tân, giảng viên, nhân viên văn phòng, tài xế lái xe…
- Nhóm người trẻ tuổi lười vận động, ít khi tập thể dục, chế độ ăn uống không khoa học, thường hay thức khuya.
- Nhóm người trẻ tuổi có thói quen gối đầu quá cao, đeo túi nặng lệch một bên, thói quen vặn người hoặc vặn cổ quá mạnh.
- Vận động viên thể thao, diễn viên múa với đặc thù nghề nghiệp thường xuyên vận động mạnh.
- Nhóm người trẻ tuổi bị chấn thương vùng cột sống do tai nạn.
- Những người thừa cân, béo phì cũng làm cho cột sống chịu áp lực nhiều hơn, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn.
2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi thường có các triệu chứng không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Thoát vị đĩa đệm ở thể nhẹ thường chỉ khiến người bệnh đau vai, đau lưng trong 1 – 2 ngày sẽ khỏi nên người bệnh thường chủ quan. Ở giai đoạn nặng hơn khi cơ thể dần bị thoái hóa, dấu hiệu bệnh sẽ rõ ràng hơn và gây ra các cơn đau kéo dài, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thường ngày.
2.1. Các cơn đau vùng cột sống
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi cũng gây ra các cơn đau vùng cổ và vùng thắt lưng, thậm chí người bệnh sẽ có cảm giác nhức mỏi lan dọc từ cổ xuống vai gáy, từ thắt lưng xuống hai chân. Các cơn đau xuất hiện đột ngột và tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài 1 – 2 tuần. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội về đêm, đau nặng hơn khi hắt hơi, ho hay vận động mạnh.
2.2. Hạn chế khả năng vận động
Cột sống giúp chúng ta có thể đứng thẳng và thực hiện các vận động cúi, xoay người một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, khi cột sống bị tổn thương, khả năng vận động của người bệnh cũng bị hạn chế. Cụ thể, người bệnh không thể xoay trái hay xoay phải, khó cúi người và nghiêng người.
Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi chèn vào dây thần kinh cũng ảnh hưởng tới các chi. Người bệnh sẽ khó cử động tay và chân, không thể xách đồ nặng hay vận động mạnh.
2.3. Rối loạn cảm giác
Các cơn đau, tê cóng, châm chích kéo dài dẫn đến tình trạng người bệnh bị rối loạn cảm giác. Khi kích thích vào vùng bị đau nhức, một khoảng thời gian sau người bệnh mới cảm nhận được. Nếu bạn đang có triệu chứng này thì cần điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể bị liệt và không có khả năng phục hồi.
2.4. Một số dấu hiệu khác
Ngoài những triệu chứng nổi bật nêu trên, thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi còn có các triệu chứng như:
- Giảm trương lực cơ tay hoặc chân.
- Các cơ xung quanh vùng thoát vị bị co cứng, có thể bị teo cơ.
- Người bệnh thường bị đau đầu, choáng váng, mất khả năng giữ thăng bằng.
- Người bệnh có dáng đi vẹo về 1 bên hoặc đứng thẳng để chống đau.
3. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Tùy vào tình trạng bệnh và các biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau. Có 2 hướng điều trị cho người bệnh thoát vị đĩa đệm: điều trị nội khoa bằng Đông – Tây y và can thiệp phẫu thuật. Tìm hiểu cụ thể ưu điểm – nhược điểm của từng phương pháp điều trị dưới đây.
3.1. Điều trị nội khoa bằng các phương pháp Tây y
- Bổ sung các thuốc vitamin nhóm B cho người bệnh để nâng cao thể trạng và cải thiện dẫn truyền của hệ thần kinh.
- Sử dụng các thuốc giãn cơ để điều trị tình trạng co cứng do thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.
- Can thiệp các thuốc giảm đau, chống viêm để điều trị các cơn đau do bệnh gây nên.
- Điều trị Tây y được kết hợp với phương pháp kéo giãn cột sống nhằm đưa đĩa đệm về đúng vị trí.
3.2. Điều trị nội khoa bằng phương pháp cổ truyền Đông y
- Sử dụng phương pháp châm cứu, điện châm để trị liệu chứng đau do thoát vị, tăng dẫn truyền dưỡng chất đến vùng tổn thương, hạn chế teo cơ.
- Sử dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt để kéo giãn cột sống và giảm đau hiệu quả.
- Kết hợp sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị giúp nâng cao thể trạng người bệnh, cải thiện chứng mất ngủ do bệnh gây ra.
Các chuyên gia y tế đã công nhận hiệu quả điều trị của các phương pháp y học cổ truyền với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh được khuyến cáo không nên tự thực hiện các phương pháp châm cứu, bấm huyệt tại nhà hay tự ý sử dụng các bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.
3.3. Sử dụng các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa
Khi người bệnh điều trị nội khoa trong thời gian dài không có tiến triển, mất dần khả năng đi lại và cảm nhận, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để hạn chế tình trạng liệt. Phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi nhằm loại bỏ phần đĩa đệm đã tổn thương và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo.
Các biện pháp phẫu thuật phổ biến được sử dụng như: nội soi, mổ mở hoặc dùng robot. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại nhiều rủi ro cho người bệnh như khả năng phục hồi hoàn toàn còn thấp, đĩa đệm nhân tạo có thể gây hoại tử và nhiễm trùng vùng phẫu thuật, đĩa đệm nhân tạo chèn vào dây thần kinh gây liệt vĩnh viễn. Do đó, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện điều trị.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt