Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì thì khỏi? Có mấy loại thuốc?
Thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống cũng giảm đi, hiệu quả làm việc thấp. Hơn thế nữa, nếu điều trị không kịp thời có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh, các bạn nên đi khám và điều trị sớm. Vậy chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Nội dung bài viết
1. Bạn có nắm rõ thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm?
Nhiều năm trở lại đây, căn bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến ở những người lao động, nhất là những ai phải làm việc nặng nhọc. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Chính vì điều đó mà nhiều người chủ quan trong việc điều trị bệnh, đồng thời không có biện pháp can thiệp kịp thời để đẩy lùi khả năng phát triển của bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ dùng để mô tả phần đĩa đệm giữa các đốt sống của cột sống bị lệch ra khỏi vị trí thông thường. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là do các nhân nhầy bị khô hoặc tràn ra ngoài khiến cho các đốt sống không được liên kết với nhau một cách dẻo dai. Đồng thời, nhân nhầy còn tràn ra ngoài những vị trí xung quanh như tủy sống, rễ thần kinh dẫn đến chèn ép rễ, gây ra những triệu chứng đau nhức dữ dội.
Những triệu chứng của bệnh cũng như những bệnh nhân mắc căn bệnh này có thể điều trị được không? Hiện nay, thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để điều trị? Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì có thể điều trị kết hợp giữa các bài tập vận động và thuốc. Trường hợp, bệnh chuyển biến xấu, bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh, các bạn nên điều trị sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc phải những biến chứng nghiêm trọng về sau.
2. Bệnh thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để điều trị?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để khỏi bệnh? Thực tế, bác sĩ vẫn kê một số loại thuốc để chữa trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tùy vào trình trạng bệnh như thế nào mà bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị khác nhau. Đồng thời, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cũng được bác sĩ chỉ định, kê toa và hướng dẫn cụ thể. Theo kinh nghiệm làm việc của một số bác sĩ, họ sẽ cho bệnh nhân sử dụng những nhóm thuốc sau đây kết hợp với những liệu pháp khác để điều trị hiệu quả.
2.1. Nhóm thuốc giúp giảm đau
Thông thường, khi bạn mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì cảm giác đau nhức sẽ kéo dài dai dẳng từ lúc phát bệnh đến mãi về sau. Do đó, việc sử dụng thuốc giảm đau là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải thuốc giảm đau nào cũng có thể sử dụng được. Chính vì thế, bạn cần tham khảo kỹ lưỡng về các loại thuốc giảm đau trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được kê toa phù hợp với tình trạng bệnh.
Một số loại thuốc chuyên sử dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm có thể nhắc đến như ibuprofen, naproxen. Những loại thuốc này có khả năng giúp người bệnh giảm đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc giảm đau, bệnh nhân cần uống đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Vì nếu sử dụng không hợp lý, loại thuộc này có thể gây ra một số tác động phụ ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể như gan, dạ dày, thận.
2.2. Nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid
Trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân còn được sử dụng thêm thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng chỉ sử dụng những loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid vì chúng có nhiều tác dụng phụ, nguy hiểm đến bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc kháng viêm sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Bởi vì, khi cơ thể mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm thường gây ra cảm giác đau nhức, nếu không bảo vệ cơ thể để tình trạng viêm nhiễm tấn công thì bệnh tình càng trở nặng hơn.
Hầu hết, trong các bệnh liên quan đến xương khớp thì bác sĩ đều kê toa cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm. Một số loại thuốc kháng viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm gồm: NSAID, paracetamol. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân uống những loại thuốc này quá nhiều hoặc trong thời gian dài thì sẽ làm tăng khả năng mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch, máu, gan hoặc thận. Ngoài ra, những chất gây nghiện như Codein, Percocet cũng được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân sử dụng tạm thời nếu các loại thuốc kia không có hiệu quả.
2.3. Nhóm thuốc giãn cơ – giảm đau thần kinh
Trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Đó là câu hỏi mà chúng tôi thường bắt gặp trên các diễn đàn sức khỏe khi bệnh nhân tìm hiểu về bệnh này. Điều đó, không chỉ phản ánh số lượng bệnh nhân mắc bệnh ngày càng nhiều mà còn cho thấy một số người vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về căn bệnh này. Do đó, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ những vấn đề liên quan đến việc điều trị bệnh bằng thuốc nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Thực tế, ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không có Steroid thì bệnh nhân còn được dùng thuốc giãn cơ. Loại thuốc này có khả năng đẩy lùi những cơn co thắt tại vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm. Nhờ đó mà những cơn đau nhức sẽ dịu dần, và những cơn đau thần kinh cũng giảm đi. Một số loại thuốc giãn cơ – giảm đau thần kinh thường được sử dụng phổ biến như: Amitriptyline, Pregabalin, Tramadol, Duloxetine và Gabapentin.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm nhiều vitamin cho thần kinh cũng rất tốt. Vì khi bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì phần lớn các rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra những tổn thương cho thần kinh. Do đó, khi bổ sung các vitamin như B6, B12, B1 cơ thể bệnh nhân sẽ được kích thích sản sinh ra máu. Đồng thời, quá trình chuyển hóa năng lượng cũng được tăng cường giúp bệnh nhân linh hoạt hơn trong việc vận động.
3. Một số lưu ý trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Ngoài việc giải đáp thắc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để điều trị thì chúng tôi cũng muốn nhắc nhở đến bạn đọc một vài lưu ý trong sử dụng thuốc. Nhằm tránh trường hợp bệnh nhân mắc những tác dụng phụ, cũng như khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Dưới đây là những lưu ý cần ghi nhớ trong việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, cụ thể:
- Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên uống thuốc đúng loại, đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ dẫn.
- Tránh lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc nhiều hơn chỉ định của bác sĩ hoặc bỏ bớt số lượng thuốc cần uống nhằm hạn chế nguy cơ lờn thuốc, không mang lại hiệu quả trong điều trị.
- Nên lựa chọn những phòng khám bệnh viện uy tín để được điều trị và kê đơn thuốc tốt nhất.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu cơ thể cảm thấy khó chịu với những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, sốc phản vệ,… nên đến gặp bác sĩ sớm nhất. Đồng thời, ngưng sử dụng thuốc.
- Khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, bệnh nhân không nên kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị. Vì không phải loại thuốc nào cũng có thể kết hợp với nhau hoặc khi uống quá nhiều loại thuộc cũng không mang lại hiệu quả.
- Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nên kết hợp những bài tập vận động để nhanh chóng hồi phục.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì. Bên cạnh đó, các bạn cũng phải ghi nhớ các lưu ý trong điều trị bệnh bằng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ do sử dụng thuốc không đúng cách.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt