Tổng hợp các cách giảm đau thoát vị đĩa đệm
Cảm giác đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bạn. Cùng với kiên trì điều trị, hãy tìm hiểu ngay các cách giảm đau thoát vị đĩa đệm đơn giản đem lại hiệu quả bất ngờ sau đây.
Nội dung bài viết
1. Biến chứng gặp phải khi bị thoát vị đĩa đệm
Một trong những biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm là nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn lên dây thần kinh, khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nhức. Không dừng lại ở đó, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khác như teo cơ, liệt… vì thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
Hầu hết những cơn đau xuất hiện tại một số vị trí như cổ, thắt lưng là do nhân nhầy của đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm với một số căn bệnh khác.
Điều này gây ra hậu quả dây thần kinh cột sống bị chèn ép quá lâu trong một thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là những biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nguy hiểm, bệnh nhân cần phải biết.
1.1. Cơn đau nhức diễn ra thường xuyên
Thông thường, con người sẽ có 24 cột sống dọc từ cổ xuống phần thắt lưng. Tuy nhiên, khi phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu diễn ra thường xuyên. Nhất là những lúc sáng ngủ dậy hoặc thời tiết trở lạnh, cơn đau càng dữ dội hơn. Bệnh nhân phải tiến hành xoa bóp mới làm giảm được các triệu chứng đau nhức.
Bên cạnh đó, cơn đau sẽ lan tỏa ra nhiều vị trí khác nhau, nhiều khi bệnh nhân cũng có có thể cảm nhận chính xác được tình trạng đau nhức xuất hiện ở vị trí nào. Ngoài ra, người bệnh cứng các đốt sống lưng, không thể đứng thẳng hoặc xoay người. Nếu bệnh nhân vẫn cố tình thực hiện, cơn đau sẽ diễn ra dữ dội hơn.
1.2. Cơ thể suy nhược
Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể của người bệnh bị suy nhược nghiêm trọng. Những cơn đau dữ dội, xuất hiện với tần suất liên tục, khiến bệnh nhân không thể ngủ được, đến cả việc vận động cơ thể trên giường cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tình trạng đau lưng kéo dài, khiến tâm lý của người bệnh vô cùng lo lắng, càng khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể .
1.3. Rối loạn cảm giác, tê bì chân tay
Một khi biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh sẽ gây ra cơn đau kéo dài. Song song với đó, bệnh nhân bị mất cảm giác hoàn toàn ở tay và chân. Tình trạng tê bì chân tay liên tục diễn ra, khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt. Bên cạnh đó, các dây thần kinh cảm giác trở nên bị rối loạn, người bệnh không còn khả năng cảm nhận. Chính điều này dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
1.4. Teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động
Với tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh trong một thời gian dài, không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra biến chứng teo cơ, liệt cơ. Phần cơ tay và chân bị ảnh hưởng trở nên yếu dần và teo nhỏ lại. Một số trường hợp, người bệnh còn bị mất khả năng vận động, không thể đi đứng và di chuyển được do dây thần kinh cột sống đã bị tê liệt.
1.5. Tàn phế suốt đời
Tàn phế là một trong những biến chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nguy hiểm nhất. Lúc này, các dây thần kinh tay, chân trở nên bị tê liệt, không hoạt động, khiến cho các cơ khớp của người bệnh bị cứng dần. Mặt khác, vì dây thần kinh bị chèn ép nên lượng máu ở các vùng này không thể lưu thông. Tất cả những yếu tố trên đã khiến bệnh nhân bị bại liệt, bắt buộc phải sử dụng các vật dụng hỗ trợ vận động.
2. Các cách giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả
2.1. Cách giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng tập luyện
Thường xuyên tập luyện các bài tập đặc trưng cho cơ, xương, khớp là cách giảm đau thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả. Với căn bệnh này, bạn không thể chỉ dựa vào việc uống thuốc mà khỏi hoàn toàn được. Việc chữa trị đòi hỏi thời gian lâu dài cùng với chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động hợp lý. Vì vậy, chăm chỉ áp dụng một số bài tập sau đây sẽ giúp người bệnh cảm thấy đỡ đau nhức, cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn:
- Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung: hãy cố gắng dành ra 10 – 15′ mỗi ngày để thực hiện việc xoay các khớp tay, khớp chân giúp làm ấm người nhanh, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng có thể thực hiện động tác xoa, vuốt lên – xuống trên da để tăng nhiệt, kích thích lưu thông máu.
- Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm cổ: Ngồi với tư thế thẳng lưng, thả lỏng cơ thể, nhất là phần đầu cổ. Cúi đầu về phía trước sao cho cằm chạm tới ngực và để nguyên trong vòng 5s sau đó từ từ quay trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với 2 bên trái – phải.
- Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng: nằm sấp trên 1 mặt phẳng (nếu có thảm tập là tốt nhất), duỗi thoải mái 2 chân, 2 tay dọc theo thân người. Nhẹ nhàng nâng đầu và 2 bên vai lên, giữ nguyên khoảng 5 – 10s và đưa trở lại tư thế ban đầu. Động tác này nên thực hiện khoảng 10 – 15 lần liên tục.
Cách giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng việc tập luyện này rất hiệu quả với những người mới bị bệnh, thậm chí có thể điều trị khỏi bằng việc chăm chỉ luyện tập mà không cần dùng thuốc.
2.2. Ngâm chân giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Các chuyên gia xương khớp đều khuyến cáo người bệnh thoát vị đĩa đệm dù ở dạng thoát vị cổ, thoát vị lưng… đều nên thực hiện việc ngâm chân với nước ấm đều đặn trước khi đi ngủ. Chỉ cần dành ra 15 – 20′ ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết tốt hơn, hỗ trợ thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm cảm giác đau nhức khó chịu và đặc biệt người bệnh sẽ có giấc ngủ ngon.
Nước ngâm chân không nên để quá nóng, chỉ cần khoảng 42 – 45 độ C để tránh gây bỏng. Nước ngâm chân nên có thêm muối hòa tan hoặc nếu có nhiều thời gian hơn, người bệnh có thể kết hợp với các loại dược liệu đơn giản như gừng đập dập, lá ngải cứu, lá lốt… sẽ càng tăng hiệu quả giảm đau, lưu thông khí huyết.
2.3. Cách giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng chườm ấm
Tại các vị trí đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, bạn có thể thực hiện việc chườm ấm để giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Việc làm tăng nhiệt độ tức thời sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết, thư giãn co thắt và làm giảm cảm giác đau.
Cách giảm đau thoát vị đĩa đệm này hiệu quả nhất khi thực hiện mỗi ngày 2 lần vào sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
Cách chườm ấm tốt nhất cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm là sử dụng túi chườm nước hoặc muối và ngải cứu. Nếu sử dụng túi chườm nước, bạn cần đảm bảo rằng túi chườm được bọc kín và không bị rò rỉ nước ra ngoài.
Một số túi chườm có cắm điện nếu bị rò rỉ nước sẽ rất nguy hiểm. Nếu có thời gian, bạn cũng nên tự làm túi chườm muối và ngải cứu rang để chườm lên vị trí đau. Hơi nóng và mùi hương ngải cứu sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ đau và dễ chịu hơn nhiều.
3. Cách giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Mặc dù biện pháp này được khá nhiều người lựa chọn nhờ mang lại hiệu quả giảm đau tức thời và rất đơn giản. Nhưng các bác sĩ đều khuyến cáo sử dụng thuốc giảm đau không phải là 1 cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả và việc sử dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ rất lớn.
Chỉ nên dùng cách giảm đau thoát vị đĩa đệm bằng thuốc này trong trường hợp bất khả kháng, cảm giác đau đớn dữ dội khiến bạn không thể chịu nổi.
Trên đây là các cách giảm đau thoát vị đĩa đệm đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Hy vọng rằng người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và lựa chọn được phương pháp giảm đau phù hợp nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt