Tư vấn về bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị
Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình lão hóa và những chấn thương do tác động từ bên ngoài. Bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt con người. Khi phát triển đến giai đoạn nặng hơn còn có nguy cơ tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vậy bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Như thế nào là bệnh thoái hóa khớp háng?
Bộ phận khớp háng được cấu thành từ một chỏm xương có hình cầu và lớp sụn khớp sẽ bao bao bọc bên ngoài những đầu xương này. Lớp sụn khớp này cho phép các xương trượt lên xuống dễ dàng. Trong ổ khớp sẽ có một bộ phận với chức năng tiết dịch khớp để bôi trơn giúp đầu xương giảm thiểu áp lực ma sát khi tiếp xúc với nhau. Ngoài ra, loại dịch này còn giúp xương khớp linh hoạt, mềm dẻo hơn khi hoạt động hay di chuyển.
Khi khớp háng bị thoái hóa đồng nghĩa với sự tổn thương, bị mài mòn của sụn khớp. Lớp bao khớp bọc bên ngoài các đầu xương bị rạn vỡ, hư hại, bị mài mòn trong thời gian lâu có thể dẫn đến rách làm lộ đầu xương ra. Lúc này, màng hoạt dịch và lớp xương bên dưới sụn khớp cũng bị ảnh hưởng, gây đau nhức. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ gây ra những loại bệnh khác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
2. Những triệu chứng thường gặp
Theo lý giải của các chuyên gia y tế, tương tự khi bệnh xuất hiện ở những vị trí khác, khi khớp háng bị thoái hóa cũng có những dấu hiệu sau đây:
- Đau ở vùng háng, bẹn: Đây là triệu chứng điển hình nhất ở bệnh nhân thoái hóa khớp háng. Các cơn đau sẽ thay đổi cường độ và tần số tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Thời gian đầu chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ, âm ỉ ở vùng bẹn, xương chậu lan xuống đùi và bắp chân. Khi bệnh nhân di chuyển sẽ cảm thấy đau nhức hơn bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các cơn đau sẽ trở nên dữ dội và đau liên tục hơn, thậm chí nghỉ ngơi cũng không làm dịu được cơn đau.
- Sưng khớp: Ở bệnh nhân mắc thoái hóa khớp háng, các mô cơ bao quanh ngoài khớp bị thoái hóa thường có dấu hiệu sưng tấy do triệu chứng viêm bên trong khi các khớp cọ xát vào nhau.
- Cứng khớp: Hiện tượng này thường xảy ra khi thức dậy vào buổi sáng hoặc khi đứng, ngồi yên trong một tư thế quá lâu khiến khớp háng cơ cứng.
- Phát ra âm thanh khi di chuyển: Đây là biểu hiện khi các đầu xương cọ xát lên nhau gây ra tiếng kêu lục khục, răng rắc hoặc lạo xạo khi cử động hay di chuyển.
- Thay đổi dáng đi: Khi bị các cơn đau tấn công, người bệnh sẽ khó khăn trong việc di chuyển do đau nhức, nên dáng đi hơi cong vẹo, bước đi khập khiễng.
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nói chung và những đối tượng bị thoái hóa khớp háng nói riêng, đều bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết. Mỗi khi trời chuyển mùa, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn.
3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hóa khớp háng?
Tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra thoái hóa khớp háng và cách điều trị đúng đắn. Dưới đây là một số lý do chủ yếu khiến bạn bị thoái hóa ở khớp háng.
Thoái hóa ở tuổi già
Lý do đầu tiên phải kể đến chính là quá sự lão hóa tự nhiên của xương khớp. Đây cũng chính là nguyên do mà căn bệnh này xuất hiện nhiều ở những người lớn tuổi. Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, vì khi đó xương khớp, mô sụn và các đĩa đệm đã trở nên suy yếu, bị hư hại đáng kể. Đồng thời, khả năng phục hồi, tái tạo những tổn thương cũng suy giảm dẫn đến thoái hóa nghiêm trọng.
Chấn thương
Những tổn thương như trật khớp háng, vỡ xương chậu,… gây ra bởi những chấn thương trong khi lao động, tập luyện, chơi thể thao,… làm cho xương khớp bị suy giảm chức năng. Nếu như không được điều trị sớm và dứt điểm, những vị trí bị hư hại đó còn có nguy cơ thoái hóa nhanh chóng.
Ảnh hưởng từ những bệnh lý khác
Những bệnh nhân mắc viêm khớp, bị thống phong, tiểu đường,… nếu như không chữa trị sớm gây ra biến chứng có thể dẫn đến thoái hóa khớp háng.
Béo phì
Những người thừa cân, béo phì ngoài việc gây ra những ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe, cũng có tác động lớn đến xương khớp, đặc biệt là khớp háng. Khi trọng lượng cơ thể cao gây áp lực quá tải so với mức độ chịu đựng của hệ xương, sức ép lớn sẽ khiến xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa.
Thói quen sinh hoạt
Cường độ, tần số và tư thế trong lao động, tập luyện hay những hoạt động tương tự khác đều rất quan trọng. Vận động sai tư thế, tập luyện quá sức với tần số liên tục cũng khiến xương khớp bị tổn thương rất nhanh.
Dị tật bẩm sinh
Trong một số ít trường hợp, những bệnh nhân thoái hóa khớp háng có thể do ảnh hưởng hoặc biến chứng của dị tật ngay từ lúc mới sinh ra. Một người sinh ra mà bộ phận khớp háng không được khỏe mạnh, lành lặn sẽ có nguy cơ thoái hóa nhanh hơn so với người bình thường.
4. Cách điều trị
Một khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên và tồi tệ hơn, thoái hóa khớp háng và cách điều trị càng phức tạp và trở nên nghiêm trọng. Hiện nay, có nhiều hướng điều trị thoái hóa khớp háng khác nhau, bao gồm Tây y, Đông y và sự can thiệp của phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc Tây
Phương pháp này được cho là cách đầu tiên và cơ bản nhất để điều trị thoái hóa khớp háng. Vì thuốc Tây có hiệu quả nhanh chóng và rất tiện dụng, không gây đau đớn khi người bệnh sử dụng. Với công dụng giảm đau nhanh chóng và khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, cách điều trị này được áp dụng rất phổ biến.
Có thể sử dụng thuốc Tây theo 2 cách gồm thuốc uống hoặc tiêm. Trường hợp tình trạng bệnh nhẹ, chưa có gì nghiêm trọng, có thể uống hoặc tiêm thuốc Tây để làm giảm các cơn đau, hạn chế hiện tượng viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn hoặc đơn kê của bác sĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Mặc dù được áp dụng phổ biến, nhưng thuốc Tây không hẳn là biện pháp tối ưu nhất. Vì nó chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng tạm thời, không tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây ra bệnh, do đó không thể chữa trị dứt điểm, triệt để thoái hóa khớp háng.
Thuốc tây là con dao hai lưỡi, ngoài việc đem lại hiệu quả nhanh và dễ sử dụng, nó còn có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến những cơ quan khác trên cơ thể. Và nếu lạm dụng thuốc Tây quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không phát huy được tác dụng khi đưa vào cơ thể. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng và nên thực hiện theo đơn kê của bác sĩ.
Điều trị thoái hóa khớp háng trong Đông y
Theo quan niệm của các thầy thuốc Đông y, việc chữa bệnh phải cân bằng âm dương, ngũ hành trong cơ thể. Có 2 hướng điều trị, bao gồm sắc thuốc uống và xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt. Những liệu pháp chữa trị này đến ngày nay vẫn được áp dụng phổ biến, qua việc kết hợp hiệu quả với các phương pháp khác.
Đối với cách này, hiệu quả đem lại sẽ cao hơn, khả năng tái phát ít hơn. Tuy nhiên,phương pháp này cũng có những điểm hạn chế về mặt thời gian và nguyên liệu. Nếu chọn điều trị Đông y thì người bệnh cần có sự kiên trì, kiên nhẫn vì sẽ mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, nguyên liệu sắc thuốc là những thảo dược quý hiếm, rất khó tìm.
Qua những thông tin về bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị, có thể thấy rằng căn bệnh này khá phức tạp. Mặc dù phổ biến và có nhiều hướng điều trị nhưng để khắc phục hoàn toàn, chữa bệnh dứt điểm là vấn đề nan giải. Do đó, khi cảm nhận cơ thể có những dấu hiệu khác lạ hãy đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Việc chữa bệnh được tiến hành sớm sẽ giúp hạn chế mức tối đa những rủi ro không mong muốn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt