Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Các giai đoạn và triệu chứng của bệnh
Viêm đa khớp dạng thấp – một bệnh lý về xương khớp thường gặp ở độ tuổi 20 – 40 tuổi, ngoài ra bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, những triệu chứng cụ thể của bệnh để nhận biết là gì? Bệnh này có gây ra những biến chứng tiêu cực cho cơ thể người bệnh hay không? Làm sao để phòng tránh?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu thông tin viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Đầu tiên bạn phải biết viêm đa khớp dạng thấp là gì? Cùng với vài nét về triệu chứng, cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh để có thể hiểu một cách tổng quát về bệnh này.
Viêm đa khớp dạng thấp (viêm khớp dạng thấp) là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể bị lầm tưởng các tế bào, mô mềm trong cơ thể bị dị dạng vì vậy gây nên sự tấn công làm tổn thương đến những vị trí này.
Khi bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp sẽ xuất hiện các triệu chứng như: viêm, sưng và đau nhức, bệnh gây ra hiện tượng sưng khớp và xơ cứng những vị trí như khớp gối, khớp tay, hay khớp bàn chân.
Chúng ta hay lầm tưởng bệnh chỉ tổn thương đến những phần khớp, nhưng bệnh thật sự rất nguy hiểm, bởi nó gây ra sự tổn thương và phá huỷ những bộ phận như mạch máu, phổi, mắt và da.
Mức độ nghiêm trọng của viêm đa khớp dạng thấp không giống như bệnh viêm xương khớp thông thường, nếu như viêm xương khớp làm tổn thương hao mòn xương khớp thì bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc khớp, gây biến dạng khớp.
Ngoài ra, những hoạt động thường ngày của người bệnh như: mặc quần áo, cúi người hay đi lại cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Vì thế để có thể điều trị kịp thời và đúng cách bệnh nhân cần trang bị cho mình những thông tin về bệnh như viêm đa khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng và nguyên nhân để chủ động trong việc phát hiện và chữa trị.
2. Có những nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Sau khi bạn đã có những kiến thức tổng quát về bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì? Tiếp đến bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh.
Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu được gây ra bởi sự tấn công của hệ miễn dịch làm tổn thương lớp màng bao xung quanh khớp dẫn đến tổn thương và phá huỷ những vị trí này gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, một số yếu tố cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh được các khoa học xác định đó là di truyền hay một số virus, vi khuẩn có thể là nguyên nhân làm cho cơ thể bạn dễ dị ứng với yếu tố môi trường và dễ phát sinh bệnh.
3. Các giai đoạn của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Việc tìm hiểu triệu chứng của bệnh sẽ giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh kịp thời và tránh được những biến chứng về sau. Vậy thì các giai đoạn của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp gồm 4 giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu sẽ xuất hiện tình trạng đau và sưng khớp do viêm màng khớp gây nên. Đồng thời những tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ dần dịch chuyển đến vị trí viêm làm tăng số lượng tế bào trong dịch khớp.
- Giai đoạn 2: Mức độ viêm trong mô có xu hướng tăng nhiều hơn. Lúc này mô xương ngày càng phát triển làm thu hẹp không gian của khoang và sụn của khớp, gây tổn thương và dần phá hủy sụn khớp, lâu dầu sẽ phá huỷ hoàn toàn phần sụn khớp nhưng không xuất hiện dị dạng khớp.
- Giai đoạn 3: Bệnh đang trong giai đoạn nặng. Những sụn khớp đã biến mất hoàn toàn, khiến cho phần xương nằm dưới sụn bắt đầu bị lộ ra ngoài. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sưng tấy, đau, cứng khớp, đồng thời những vận động hàng ngày rất khó khăn, bắt đầu hình thành hiện tượng dị dạng.
- Giai đoạn 4: Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh sẽ tiến đến giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này, tình trạng viêm giảm đi và những xương chùng và mô xơ bắt đầu hình thành khiến cho các chức năng khớp bị vô hiệu hoá.
4. Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Những triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp phổ biến là:
- Đau và xơ cứng khớp: tình trạng này sẽ trở nặng hơn vào thời điểm khi mới ngủ dậy buổi sáng hoặc ngồi lâu một lúc. Khi bệnh nhân vận động nhiều, tình trạng đau và xơ cứng sẽ giảm hẳn.
- Một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, chán ăn, ngứa mặt, chân bị nổi nhọt hay yếu và sốt cao. Bên cạnh đó những khớp xương sẽ xuất hiện sưng tấy, đỏ, nóng và đôi khi bị biến dạng.
5. Biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nên thường có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường.
- Bệnh về phổi: Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường có những biến chứng đối với phổi như: tăng áp phổi, xơ sẹo phổi hay hiện tượng các đường dẫn khí nhỏ bị tắc nghẽn.
- Biến chứng về mắt: biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp đó là khô mắt, nếu nặng hơn còn có thể gây mù lòa cho bệnh nhân.
- Các vấn đề về dạ dày – ruột: Điều trị bệnh này, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc giảm đau, chống viêm, khi sử dụng lâu dài, thuốc có thể gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày và ruột.
- Vấn đề về tim mạch: Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp cao hơn 50% so với người khác.
- Viêm mạch máu: Bệnh viêm đa khớp dạng thấp làm thu hẹp mạch máu, đôi khi làm suy yếu và giảm kích thước mạch máu, khiến cho máu khó lưu thông trong cơ thể.
- Loãng xương: Nguyên nhân loãng xương đến từ việc sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp làm mật độ xương bị giảm.
6. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?
- Tuổi: Độ tuổi trung niên là độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao nhất.
- Giới tính: Theo số liệu đã cho thấy rằng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
- Hút thuốc: Những người thường xuyên hút thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
- Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ mắc bệnh viêm khớp thì con cái sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể càng cao sẽ gây áp lực chèn ép lên hệ xương khớp, chính vì thế những người thừa cân – béo phì thì hệ xương khớp dễ bị tổn thường và gây ra bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
7. Cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Theo như nghiên cứu, chưa có bất cứ phương pháp nào có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Để hạn chế được những biến chứng mà bệnh mang lại, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở uy tín hay bệnh viện để phát hiện bệnh sớm nhằm có được phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin và câu trả lời chi tiết cho câu hỏi thắc mắc rằng viêm đa khớp dạng thấp là gì? Bên cạnh đó, những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh của được trình bày cụ thể trong bài viết. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt