Viêm khớp bả vai – Trả lời chi tiết những câu hỏi về căn bệnh này!
Viêm khớp bả vai không còn là bệnh lý về xương khớp xa lạ với chúng ta. Bệnh khá phổ biến ở nam và đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao là khoảng 40 – 60. Bệnh không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động có liên quan đến vai mà còn để lại những biến chứng cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp bả vai là gì?
Khớp vai được cấu thành từ khớp bả vai lồng ngực, khớp vai chính, xương đòn cùng với khớp mỏm cùng.
Khớp vai giúp dây chằng liên kết với dây thần kinh của cột sống cổ và cột sống thắt lưng, vì thế bộ phận này có chức năng chính là tạo sự thăng bằng cho cánh tay.
Viêm khớp bả vai hay còn gọi là viêm quanh khớp vai là bệnh lý phổ biến, chỉ tình trạng các cấu trúc phần mềm nằm xung quanh vai bị viêm, những phần viêm gồm: bao khớp, dây chằng, cơ, gân.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp bả vai là gì?
Khớp vai có vai trò không kém phần quan trọng đối với chúng ta, nếu như cột sống giúp chống đỡ, chịu lực từ cơ thể thì khớp vai giúp chúng ta thực hiện những hoạt động, sinh hoạt một cách dễ dàng.
Ai cũng mong muốn có được một khớp vai khoẻ mạnh, nhưng số ít người chịu khó tìm hiểu nguyên nhân của bệnh viêm khớp bả vai – một bệnh lý phổ biến của khớp vai để có thể chủ động đưa ra cách phòng tránh.
Chính vì thế, chúng tôi cung cấp cho bạn những yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh mà bạn cần chú ý:
- Những bệnh lý như thoái hoá, viêm gân hoặc vôi hóa phần mềm.
- Va đập mạnh như bị ngã chống tay mạnh xuống đất rất dễ dẫn đến những tổn thương cho khớp vai.
- Tình trạng viêm bao dịch mỏm cùng vai.
- Khớp vai bị tổn thương do nghề nghiệp ảnh hưởng mạnh đến khớp vai như lái xe, thợ rèn,…
- Chơi các hoạt động thể thao tác động mạnh đến khớp vai: tennis, bóng bàn hay bơi lội.
- Tình trạng viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay hay là bị viêm bao hoạt dịch cũng rất dễ dẫn đến bệnh.
- Bệnh rất dễ bị tác động bởi thời tiết lạnh hay không khí có độ ẩm cao.
3. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm khớp bả vai là gì?
Triệu chứng của bệnh được chia thành 3 giai đoạn cụ thể như sau:
3.1. Giai đoạn viêm mạn tính
Những cơn đau ở bả vai xuất hiện khi người bệnh có chấn thương nhỏ ở vai hay vận động mạnh ảnh hưởng đến khu vực vai. Thông thường, những cơn đau này sẽ nhiều vào ban đêm và khi tác động mạnh đến vùng vai bị viêm như: đấm, nằm đè.
3.2. Giai đoạn đau vai cấp
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và xuất hiện một cách đột ngột. Khu vực vai xuất hiện triệu chứng: nóng, sưng to hơn bình thường.
Người bệnh rất khó có thể cử động vùng vai hoặc thực hiện các hoạt động ở liên quan đến vùng vai, một số trường hợp do đau nhiều mà về đêm rất dễ bị mất ngủ.
3.3. Giai đoạn khớp vai bị đông cứng
Giai đoạn này được xem là giai đoạn nặng nhất của bệnh, những cơn đau xuất hiện với tần suất và cường độ đau ngày càng nhiều. Kèm theo những cơn đau là hiện tượng khớp vai bị cứng, gây ra nhiều khó khăn và hạn chế cho việc vận động và sinh hoạt.
4. Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp bả vai hiện nay là gì?
Để có thể đưa ra cách điều trị hợp lý nhất, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện uy tín để thực hiện một số cách chẩn đoán như:
- Chụp X-quang: với cách này, các y bác sĩ sẽ nhận biết được vị trí bị viêm trên bả vai của bệnh nhân.
- Siêu âm khớp: Được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất hỗ trợ các y bác sĩ để xác định được một cách chính xác vị trí tổn thương trên vùng bả vai.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp tìm ra các vùng bị tổn thương ở phần mềm vùng khớp vai một cách chi tiết và chính xác.
- Nội soi khớp vai: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ để đưa vào khớp vai nhằm xác định tình trạng hiện tại của bệnh.
5. Những phương pháp điều trị bệnh viêm khớp bả vai hiệu quả nhất là gì?
Việc điều trị bệnh viêm khớp bả vai (viêm quanh khớp vai) sẽ giúp bệnh nhân khắc phục được các triệu chứng và phục hồi khả năng hoạt động của bả vai.
Những phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là:
5.1. Sử dụng thuốc
- Thuốc chống viêm: Phải được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc như Dexamethason, Prednisolon và Betamethason.
- Thuốc ngăn ngừa co thắt cơ: Mydocalm, Coltramyl, Valium, Myonal.
- Thuốc chống thoái hóa khớp: Diacerein và Glucosamin sulfat.
Lưu ý: Chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn!
5.2. Điều trị viêm khớp bả vai bằng vật lý trị liệu
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm và đau nhức bả vai, đồng thời ngăn ngừa được tình trạng bị dính khớp và giúp lưu thông máu tốt hơn.
Vật lý trị liệu bao gồm những phương pháp phổ biến như: bài tập thể dục, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp hoặc sử dụng cách chườm nóng, lạnh.
5.3. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện tình trạng viêm khớp bả vai nặng và đi kèm với nhiễm trùng nặng.
Phẫu thuật bao gồm:
- Nội soi khớp vai.
- Loại bỏ xương khớp vai.
- Phẫu thuật thay thế khớp vai nhân tạo.
6. Bệnh nhân viêm khớp bả vai nên ăn gì?
- Sử dụng những thực phẩm xanh như trái cây (cà rốt, việt quất, cam,…) và rau xanh (rau ngót, cải thìa, bông cải xanh) rất tốt cho việc hỗ trợ ngăn chặn quá trình gây viêm nhiễm.
- Dầu đậu nành, hạnh nhân.
- Các loại cá: cá ngừ, cá hồi chứa rất nhiều omega 3 giúp chống viêm hiệu quả.
- Vitamin B, K, D cùng với canxi và sắt.
7. Bệnh nhân viêm khớp bả vai nên kiêng gì?
- Thức ăn nhanh: như xúc xích, thịt hun khói hay gà rán là không nên ăn.
- Những sản phẩm làm tăng mỡ máu: những đồ ăn như bánh kẹo ngọt, thịt mỡ và bơ không tốt cho người bệnh.
- Đồ ăn chiên rán: những thức ăn này chứa rất nhiều lượng dầu mỡ, khi bệnh nhân viêm khớp sử dụng sẽ làm tăng mức độ đau nhức ở các khu vực bị viêm do khả năng vận chuyển máu lên cơ vùng vai bị hạn chế.
- Đồ uống có cồn như rượu bia và cà phê.
8. Làm sao để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp bả vai?
Bệnh gây ra những triệu chứng cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng không ít đến khả năng vận động và sinh hoạt. Chính vì thế, để có được một khớp bả vai khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh này thì bạn cần chú ý:
- Trước khi chơi thể thao, cần chú ý khởi động và cẩn thận trong quá trình chơi để không xảy ra chấn thương, tai nạn.
- Chế độ nghỉ ngơi và làm việc phù hợp, tránh những công việc ảnh hưởng nhiều đến khớp vai.
- Chế độ dinh dưỡng nên được đảm bảo, ăn những thực phẩm tốt cho khớp vai như trái cây và rau xanh,…
- Hạn chế sử dụng những thuốc uống gây hại cho cơ thể như nước ngọt có ga, bia rượu.
Như bạn đã thấy, muốn có được cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi chúng ta phải hết sức chú ý vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của bản thân. Với bệnh nhân bị viêm khớp bả vai cần phải được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất, nhưng đồng thời phải có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì mới có thể nhanh chóng hết bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt