Viêm khớp cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị 

Viêm khớp cấp tính là căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập theo đường máu hay qua sự tác động nào đó từ bên ngoài. Bệnh có thể được khắc phục sau vài ngày đến vài tuần điều trị, nhưng cũng có thể chuyển sang viêm khớp mạn tính. Lúc này, không những sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng mà còn có nguy cơ để lại nhiều biến chứng. Vậy viêm khớp cấp là như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao?

1. Viêm khớp cấp là bệnh lý như thế nào? 

Viêm khớp là thuật ngữ được dùng để chỉ các loại bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng,… Trong đó, viêm khớp thể cấp là tình trạng khớp bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn gây ra. Viêm khớp cấp thường xảy ra ở những vị trí như ngón tay, ngón chân, khuỷu tay hoặc đầu gối. Bệnh có thể khởi phát một cách bất ngờ, đột ngột và chỉ trong khoảng vài ngày, thậm chí là vài giờ.

Các vị trí có thể mắc viêm khớp cấp
Các vị trí có thể mắc viêm khớp cấp

2. Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng

Nguyên nhân gây bệnh 

Các mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu hoặc nhân lúc có sự can thiệp từ bên ngoài, chup X-quang khớp (sau khi tiêm chất cản quang vào ổ khớp) hoặc sau khi tiêm chất corticoid vào trong khớp. Những nguyên nhân chính gây ra viêm khớp cấp bao gồm:

  • Do những chấn thương trong lao động, sinh hoạt hàng ngày,… khiến cho các vùng xung quanh khớp bị nhiễm trùng. Từ đó, các vi khuẩn di chuyển vào bên trong và tấn công ổ khớp, gây ra phản ứng viêm.
  • Bắt nguồn từ những ổ nhiễm trùng ở nơi khác, các sinh vật gây bệnh sẽ di chuyển đến sinh sôi trong dịch khớp và lây nhiễm ra các mô khớp khác. Lâu dần, chúng sẽ gây ra phản ứng viêm.
  • Do bị động vật cắn (chó, mèo, chuột,…) dẫn đến nhiễm trùng khớp. Đối với trường hợp người bệnh bị chó hoặc mèo cắn thì bệnh thường phát triển trong vòng 2 ngày, còn nếu bị chuột cắn thì thời gian đó sẽ lâu hơn, khoảng 2 – 10 ngày.
Chấn thương trong lao động có thể khiến khớp bị viêm đau
Chấn thương trong lao động có thể khiến khớp bị viêm đau

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh còn gây ra bởi một số yếu tố khác, bao gồm:

  • Sự tụ cầu vàng ở những bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, thay khớp giả, bệnh nhân viêm khớp mãn tính, nhiễm khuẩn da hoặc sử dụng chất ma túy tiêm vào tĩnh mạch,…
  • Do các trực khuẩn gram âm ở những đối tượng bị nhiễm khuẩn tiết niệu, những bệnh nhân điều trị nội trú, suy giảm hệ miễn dịch,…
  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, có thể viêm khớp cấp do haemophilus influenzae.

Triệu chứng 

Những phần khớp bị viêm thường có dấu hiệu sưng tấy, đỏ và đau nhức, khi chạm tay vào sẽ có cảm giác nóng. Đôi khi chỉ cần chạm nhẹ vào các vị trí viêm cũng khiến bệnh nhân đau dữ dội, khó chịu. Kèm theo đó là biểu hiện cứng khớp, khớp kêu răng rắc, lục khục gây bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt và lao động.

Không những thế, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, suy nhược cơ thể, chán ăn, mất ngủ do phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau dữ dội, liên tục.

Phần khớp viêm bị sưng tấy, nóng đỏ và đau đớn
Phần khớp viêm bị sưng tấy, nóng đỏ và đau đớn

Biến chứng 

Nhiễm khuẩn huyết, apxe do vi khuẩn lan ra những nơi khác. Nếu như không được điều trị triệt để và kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và dẫn đến rò khớp (ổ khớp thông ra ngoài da), phá hủy khớp, cứng khớp và nghiêm trọng hơn là gây liệt.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Viêm khớp cấp có nguy hiểm không? 

Đây hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh băn khoăn khi phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau dữ dội, các khớp sưng tấy, nóng ran. Nếu chỉ đơn thuần là viêm khớp cấp tính, tình trạng bệnh có thể được cải thiện sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ nguy hiểm đến sức khỏe do nhiều biến chứng.

  • Khớp bị biến dạng: Các phần khớp bị viêm thường sưng tấy, nóng đỏ, ngứa và đau. Khớp bị phình to, gồ ghề do sự xuất hiện các cục, khối u ở khớp viêm. Các khớp bị sưng có thể lệch hẳn sang một khiến người bệnh vận động khó khăn.
  • Xương và sụn khớp bị phá hủy: Khi khớp bị viêm thì các phần xung quanh nó như dây chằng, gân, các mô cơ,… cũng sẽ bị ảnh hưởng, trở nên yếu đi và mất dần chức năng.
  • Xương phát triển không đều: phần xương bên dưới sụn khớp sẽ phát triển không đều nhau, chỗ đặc, chỗ rỗng khiến bệnh nhân đau nhức.
  • Viêm bao khớp: Bệnh để quá lâu không chữa trị có thể dẫn đến viêm bao khớp, những phần sụn khớp bị bong tróc, khô cứng do dịch khớp giảm đi.

Chẩn đoán bệnh

Mỗi loại bệnh viêm khớp sẽ có những tiêu chuẩn chẩn đoán và xét nghiệm khác nhau. Đối với viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính, bắt buộc phải chọc dò khớp trong mọi trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Các bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch khớp để hỗ trợ cho việc khẳng định chẩn đoán ban đầu và lựa chọn được loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Bệnh gút cấp tính và viêm khớp cấp tính có một số kết quả xét nghiệm giống nhau. Người ta sẽ phân biệt hai bệnh này ở hai đặc điểm, ở bệnh nhân gút cấp tính có sự tăng axit uric huyết và có những tinh thể urat ở trong dịch khớp. Còn bệnh viêm đa khớp dạng thấp và thấp khớp cấp khác với viêm khớp cấp ở chỗ có nhiều khớp bị viêm hơn.

Điều trị 

Dựa vào kết quả xét nghiệm đồ phiến dịch khớp chuyển màu và kháng sinh đồ, các bệnh nhân sẽ được lựa chọn kháng sinh thích hợp. Việc sử dụng kháng sinh theo đường tiêm được áp dụng rất phổ biến, ít nhất là trong vòng 2 – 3 tuần đầu điều trị. Thời gian điều trị kéo dài từ 4 – 6 tuần hoặc cũng có thể lâu hơn nữa. Điều kiêng kỵ nhất là tiêm kháng sinh trực tiếp vào ổ khớp.

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng sự can thiệp của phẫu thuật trong những trường hợp sau đây:

  • Viêm khớp nặng, chủ yếu là ở trẻ em và đặc biệt là viêm khớp hông.
  • Khi đã tiến hành chọc dò khớp nhưng không thành công.
  • Sau khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh 2 – 3 ngày nhưng không có chuyển biến tích cực.

Ngoài những biện pháp điều trị ở trên, một chế độ sinh hoạt hợp lý cũng có tầm quan trọng lớn trong việc phục hồi tổn thương ở khớp. Tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn kiêng phù hợp là hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất.

  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp khớp trở nên dẻo dai hơn. Môn bơi lội là sự lựa chọn lý tưởng cho những bệnh nhân viêm khớp cấp, vì nó hạn chế được lực tác động lên các khớp. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo một chế độ tập luyện hợp lý, vừa sức.
Chế độ tập luyện hợp lý có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh
Chế độ tập luyện hợp lý có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh
  • Đối với các bệnh nhân viêm khớp cấp tính, chế độ ăn nên hạn chế các loại tinh bột, đặc biệt là những người béo phì. Thay vào đó, nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất oxi hóa để làm giảm viêm. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất thiết yếu để giúp cản trở sự tiến triển thêm của bệnh.

Thực chất, viêm khớp cấp không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng như chúng tôi vừa nêu, hãy đến những cơ sở y tế uy tín để được đoán và điều trị sớm nhất có thể, tránh những biến chứng không mong muốn về sau.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7