Viêm khớp xương chậu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm khớp xương chậu thường xuất hiện sau khi mắc các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu… Bệnh đặc biệt hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ mang thai và sau sinh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển mạn tính và gây những hậu quả đáng tiếc.

1. Viêm khớp xương chậu là gì?

Viêm khớp xương chậu (hay còn gọi là viêm khớp cùng chậu) là một trong số các bệnh xương khớp gặp phải ở nhiều người. Bệnh thường gặp phải ở những người sau khi điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh đại tràng, tiết niệu. Viêm khớp cùng chậu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh, nhất là bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm khớp cùng chậu nếu để lâu không được chữa trị bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình vận động. Mặt khác, viêm khớp cùng chậu có thể lan ra, gây tổn thương dây thần kinh tọa, thậm chí làm teo cơ đùi và nếu để lâu sẽ teo cơ mông.

Với nữ giới, một số ít trường hợp viêm khớp cùng chậu nếu để lâu ngày có thể dẫn đến dính khớp, làm cho khung chậu không thể giãn ra được trong thời kỳ mang thai và khi sinh, dẫn đến đẻ khó dẫn đến phải mổ đẻ.

Những người sau khi điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh đại tràng, tiết niệu có nguy cơ mắc viêm khớp xương chậu cao

2. Nguyên nhân gây viêm khớp xương chậu

Viêm khớp xương chậu được xếp vào nhóm bệnh lý cột sống, huyết thanh âm tính. Bệnh có cả ở nam và nữ nhưng hay gặp nhất là ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Điều trị viêm khớp xương chậu tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và phải được tiến hành sớm, điều trị tại các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín.

 Bệnh viêm khớp xương chậu thường liên quan đến một số bệnh lý như: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng… Nguyên nhân gây viêm khớp xương chậu thường là do nhiễm khuẩn. Nguyên nhân này phổ biến ở phụ nữ mang thai và giai đoạn sau sinh nở bị viêm đường tiết niệu. Những người phụ nữ bị viêm đại tràng, viêm nhiễm đường sinh dục… có thể dẫn đến bị viêm khớp xương chậu.

Viêm khớp xương chậu nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến biến chứng và những hậu quả đáng tiếc. Do đó, khi có những triệu chứng của viêm khớp xương chậu, người bệnh cần chủ động đến khám tại các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để được khám và chẩn đoán, chữa trị sớm nhất.

Ở phụ nữ, viêm khớp xương chậu thường do quá trình sinh đẻ

Đau là triệu chứng đặc trưng, phổ biến của bệnh viêm khớp cùng chậu. Người bệnh thường xuyên cảm thấy bị đau ở giữa hai mông, vùng cột sống thắt lưng, vùng xương chậu. Một số người bệnh có dấu hiệu teo cơ mông. Các cơn đau thường kéo dài dai dẳng, đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội gây khó khăn cho việc vận động và rất khó chịu.

Triệu chứng đau vùng xương chậu có thể lan xuống đùi, cẳng chân. Cơn đau sẽ dữ dội hơn nếu đứng lâu, đứng dồn lực một chân hoặc sau khi leo cầu thang.

Ở phụ nữ, dấu hiệu viêm khớp cùng chậu là:

  • Đau bụng dưới: đau âm ỉ, đau khi đại tiểu diện
  • Âm đạo bất thường: âm đạo tiết dịch nhiều, chảy máu âm đạo bất thường, giao hợp bị đau
  • Cơ thể bị sốt rét, buồn nôn và nôn.
  • Đau túi cùng âm đạo, đau cổ tử cung khi khám phụ khoa.
  • Nếu người bệnh đang trong giai đoạn sinh đẻ thương bị viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng.
Các cơn đau do viêm khớp cùng chậu có thể lan xuống cả đùi và cẳng chân

3. Cách điều trị viêm khớp xương chậu

Điều trị viêm khớp xương chậu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần đi khám khi có các triệu chứng nêu trên để được chẩn đoán sớm. Căn cứ trên kết quả khám sàng lọc ban đầu, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị viêm khớp xương chậu phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân không nên chủ quan tự chữa trị, không tự ý mua thuốc về dùng mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể dẫn đến những biến chứng khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Viêm khớp cùng chậu có điều trị khỏi được hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của từng người bệnh. Với phụ nữ sau sinh mắc viêm khớp cùng chậu, khả năng điều trị khỏi sẽ cao hơn và điều trị nhanh hơn. Thông thường, viêm khớp cùng chậu tồn tại dai dẳng và người bệnh sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Với tình trạng viêm khớp cùng chậu do nhiễm khuẩn là nguy hiểm nhất, người bệnh sẽ bị giảm tiên lượng sống và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

3.1. Điều trị không dùng thuốc

Khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm và người bệnh đỡ đau, người bệnh nên kết hợp tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống, tránh nguy cơ co cơ. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh vận động mạnh vì có thể gây tổn thương đến xương khớp.

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị viêm khớp cùng chậu bằng phương pháp vật lý trị liệu. Đây là phương pháp chiếu tia hồng ngoại hoặc sóng ngắn vào vùng khớp sưng viêm ngày hai lần, mỗi lần 15 phút. Phương pháp này giúp giảm đau và kháng viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với phương pháp massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau.

3.2. Điều trị bằng biện pháp dùng thuốc

Các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân viêm khớp xương chậu dùng các kháng sinh có hoạt phổ rộng, các loại thuốc chống viêm, giảm đau. Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì có thể gây nên những phản ứng phụ và khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng các kháng sinh hoạt phổ rộng hoặc điều trị theo kháng sinh đồ. Những trường hợp viêm nhiễm nặng sẽ được chỉ định điều trị kết hợp với các loại thuốc như roxithromycin, clindamycin, cefuroxim, azithromycin,… Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm corticoid vào khớp cùng chậu.

Ở giai đoạn bệnh đã thuyên giảm, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập vận động nhẹ nhàng để duy trì chức năng vận động của các khớp. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để chữa viêm khớp cùng chậu thì ngoài việc uống thuốc, bệnh nhân cần tập luyện để giúp vùng khung chậu có độ đàn hồi tốt giúp cho quá trình phục hồi bệnh được nhanh chóng hiệu quả.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7