Viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán
Hiện nay, số người mắc viêm khớp dạng thấp đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Bệnh gây ra những khó khăn không nhỏ trong công việc và cuộc sống. Vậy viêm khớp dạng thấp là gì, có nghiêm trọng không? Làm sao để phát hiện và phòng ngừa kịp thời? Bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp một bệnh lý mạn tính, thuộc loại quan trọng nhất trong nhóm viêm khớp. Đây là một bệnh tự miễn, triệu chứng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau tại khớp, ngoài khớp và toàn thân.
Đặc điểm nổi bật là viêm đa khớp đối xứng kéo dài (viêm màng hoạt dịch) ảnh hưởng đến tay và chân. Bệnh có diễn biến vô cùng phức tạp, để lại những hậu quả nặng nề. Do vậy nên được điều trị ngay từ đầu bằng nhiều biện pháp tích cực nhằm ngừng hoặc giảm tiến triển của bệnh. Hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro nghiêm trọng về sau như tàn phế và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Ở hầu hết bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp, khi khởi phát thường ngấm ngầm, khó phát hiện. Bệnh bắt đầu bằng sốt, khó chịu, đau khớp và yếu cơ trước khi tiến triển thành viêm khớp và sưng. Cụ thể, dấu hiệu để nhận biết viêm khớp dạng thấp là gì? Sau đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Cảm giác đau, sưng khớp.
- Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng và sau khi không hoạt động.
- Mệt mỏi, sốt và chán ăn.
- Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn của bạn trước – đặc biệt là các khớp ngón tay, bàn tay và ngón chân, bàn chân.
- Khi tiến triển bệnh, các triệu chứng thường lan dần đến cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai.
- Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xảy ra trong cùng một khớp ở cả hai bên của cơ thể bạn (theo kiểu đối xứng).
Khoảng 40% những người bị viêm khớp dạng thấp cũng trải qua các dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp. Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng có thể khác nhau về mức độ, làm khớp bị biến dạng và thay đổi vị trí.
Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
- Giai đoạn 1: Viêm màng trên khớp dẫn đến sưng và đau. Ở dịch khớp các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm. Số lượng tế bào tăng lên.
- Giai đoạn 2: Không gian khoang khớp và sụn ở giai đoạn này chịu ảnh hưởng của mô xương. Mô xương tiếp tục phát triển làm cho sụn khớp bị phá hủy và có thể dẫn đến mất sụn. Giai đoạn này chưa hình thành dị dạng khớp.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu nặng hơn. Khớp bị tổn thương do mất đi sụn khớp làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân cảm thấy đau, sưng, không thể chuyển động và cứng khớp vào buổi sáng, teo cơ, làm suy nhược cơ thể và bắt đầu xuất hiện các nốt dị dạng.
- Giai đoạn 4: Bệnh đi vào giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, chức năng khớp ngừng hẳn. Quá trình viêm giảm đi, mô xơ và xương chùng hình thành.
3. Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp
Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh được nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến gen cũng có thể ảnh hưởng như di truyền. Những yếu tố này có thể không gây trực tiếp ra bệnh nhưng làm bạn nhạy cảm hơn với môi trường khi nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus, từ đó làm bệnh khởi phát.
Ví dụ: Khi nhiễm virus Epstein Barr, virus này tác động lên màng bào hoạt dịch khớp, làm thay đổi cấu trúc kháng nguyên của tế bào, tạo ra kháng thể. Sau đó, kháng thể này và kháng nguyên kết hợp lại tạo nên các phức hợp miễn dịch.
Các phức hợp này tiếp tục kích thích việc sản xuất ra các yếu tố gây viêm của mô như prostaglandin, Hageman. Làm cho việc giải phóng các đại thực bào, bạch cầu đa nhân, từ đó sản sinh ra các men tiêu thể làm phá hủy mô và gây viêm.
Bên cạnh đó ở màng hoạt dịch khớp các lympho bào cũng tạo ra một lượng lớn lymphokin gây phá hủy mô và gây viêm. Việc này đòi hỏi việc cung cấp các kháng nguyên để phá hủy mô tại khớp, do đó mà quá trình miễn dịch – viêm lặp đi lặp lại kéo dài thành mạn tính.
Các đối tượng nguy cơ dễ mắc viêm khớp dạng thấp
- Nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp ở nữ cao hơn nam.
- Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có người đã từng bị bệnh này.
- Việc tiếp xúc với bụi, amiăng hoặc silica cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp.
4. Chẩn đoán xác định bệnh viêm khớp dạng thấp
Giai đoạn mới phát, viêm khớp dạng thấp có triệu chứng không điển hình gây khó khăn trong chẩn đoán. Các biểu hiện sưng khớp, biến dạng khớp là triệu chứng lâm sàng nghèo nàn ở giai đoạn muộn.
Hiện nay, tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam để xác định bệnh viêm khớp dạng thấp với thời gian diễn biến trên 6 tuần được xác định theo Hội thấp khớp học Hoa Kỳ 1987. Gồm có:
- Cứng khớp kéo dài trên 1 giờ vào buổi sáng.
- Viêm: Tràn dịch hay sưng phần mềm tối thiểu 3 nhóm khớp (khớp bàn ngón tay, khớp khuỷu, khớp gối,…).
- Viêm đối xứng 2 bên.
- Huyết thanh dương tính với các yếu tố dạng thấp.
- Chụp X-quang thấy các dấu hiệu điển hình của viêm khớp dạng thấp: Khớp bị bào mòn, tổn thương, khe khớp hẹp, đầu xương hình khuyết.
5. Điều trị viêm khớp dạng thấp
Việc hiểu bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Dấu hiệu và triệu chứng để từ đó đi đến điều trị tích cực sẽ cho hiệu quả cao như mong đợi. Sau đây là một số hướng điều trị hay dùng.
Theo dõi thường xuyên, tiến hành điều trị tích cực, dài hạn và toàn diện. Nhóm thuốc kinh điển hay dùng (methotrexate, hydrochloroquin, sulfasalazine…) đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị kéo dài và ổn định bệnh. Ngoài ra, với trường hợp tiên lượng nặng, có thể được chỉ định bởi nhóm thuốc sinh học như kháng TNF α, kháng lympho B,…
Bên cạnh đó, việc sử dụng nhóm thuốc điều trị triệu chứng cũng góp phần giảm đau, giảm viêm và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Lưu ý: Khi sử dụng các Corticoid hay các thuốc NSAIDs cần để ý tác dụng phụ. Đặc biệt là Corticoid nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến suy thượng thận. Khi thuốc đạt hiệu quả lâm sàng, phải giảm liều từ từ rồi duy trì đến liều thấp nhất có hiệu quả hoặc ngừng (nếu có thể).
Hiện tại chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng ngừa, chỉ có thể can thiệp chủ động bằng các biện pháp nâng cao sức khỏe, tập luyện, ăn uống, tránh căng thẳng cộng với việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Vì thế, việc tìm hiểu viêm khớp dạng thấp là gì và các thông tin liên quan có ý nghĩa quan trọng, giúp bạn phòng ngừa và đẩy lùi bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt