Viêm khớp háng ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Cách điều trị kịp thời
Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ do hư điểm cốt hóa trong giai đoạn phát triển. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị có thể gây tàn phế cho người bệnh. Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân viêm khớp háng ở trẻ em
Hiện y học vẫn chưa chỉ ra được những nguyên nhân cụ thể gây bệnh viêm khớp háng ở trẻ em mà mới đưa ra được các yếu tố nguy cơ gây bệnh:
- bé bị chấn thương khớp gối
- Trong gia đình đã có người bị viêm khớp háng
- Trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm
- Trẻ béo phì, thừa cân.
Do bong sụn viền khớp háng
Đối với trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh bong sụn viền khớp háng gây nên tình trạng đau khớp háng, do trẻ thường hiếu động, hoạt động mạnh nên dễ xảy ra tổn thương ở khớp háng, khiến trẻ bị đau. Chụp x- quang là biện pháp giúp phát hiện bệnh một cách dễ dàng chính xác nhất.
Do bệnh viêm khớp háng
Vận động mạnh gây ra những vi chấn thương lặp lại nhiều lần làm hình thành nên viêm khớp háng ở trẻ. Đối với bệnh viêm khớp háng thì không chỉ là gây đau khớp háng mà còn kèm theo một số dấu hiệu khác như: sốt, mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, khó khăn trong cử động, mắc bệnh đường tiêu hóa…
Thoái hóa khớp háng
Trẻ nhỏ rất hiếm gặp phải tình trạng thoái hóa khớp háng, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp do dị tật xương khớp bẩm sinh có thể gây nên tình trạng thoái hóa khớp háng.
2. Triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em
Theo các chuyên gia về cơ xương khớp, bệnh viêm khớp háng ở trẻ em thường khởi phát rất đột ngột. Trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, đau nhức ở vùng đùi hoặc đầu gối, cử động khớp háng khó khăn, dáng đi tập tễnh… Trẻ có thể bị nhiễm trùng tai – mũi – họng hoặc đường tiêu hóa trước khi các cơn đau nhức khớp háng kéo đến.
Để biết cách điều trị viêm khớp háng hiệu quả, các bậc phụ huynh ngay khi thấy con có dấu hiệu viêm khớp háng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân để định hướng phương pháp chữa trị phù hợp.
Trẻ thường khó nhận biết những triệu chứng ban đầu khi bị viêm khớp háng, vì vậy cha mẹ cần quan tâm đến sức khỏe của con, hỏi con khi con có triệu chứng khó chịu và đưa con đến thăm khám càng sớm càng tốt.
3. Chẩn đoán bệnh viêm khớp háng ở trẻ em
Chẩn đoán bệnh từ sớm có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Ban đầu, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa trên các dấu hiệu của người bệnh. Sau đó, bác sĩ chỉ định thử nghiệm một số vận động cơ bản như chuyển động khớp háng, di chuyển vùng hông, vận động đầu gối và kiểm tra vận động các khớp khác. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như sau:
- Chụp X-quang: Bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp này để quan sát sự tổn thương của các mô xương, sụn và khớp.
- Siêu âm khớp háng: Phương pháp này giúp xác định các dấu hiệu viêm nhiễm từ chất lỏng trong khớp.
- Xét nghiệm máu: Nếu trẻ mắc viêm khớp háng thì tốc độ lắng máu sẽ nhanh hơn mức bình thường và phản ứng protein cũng có sự gia tăng. Xét nghiệm máu còn loại trừ nguyên nhân trẻ mắc bệnh có phải do bệnh Lyme hay không.
- Sinh thiết dịch khớp: Giúp phát hiện vi khuẩn và sự bất thường của các tế bào bạch cầu.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp bác sĩ quan sát được các dấu hiệu bất thường về cấu trúc khớp.
Các phương pháp trên có thể thực hiện kết hợp với nhau để xác định chính xác mức độ tổn thương của khớp hàng và nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp khác có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng để kiểm tra chẩn đoán tình trạng bệnh.
4. Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em cần được tiến hành ở các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín, được bác sĩ giỏi có kinh nghiệm thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị. Cần cho trẻ khám kỹ trước khi tiến hành điều trị. Việc điêu trị tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, có thể điều trị bằng thuốc và kết hợp tập luyện.
Dùng thuốc
Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau xương, kháng viêm cho các bé mắc bệnh. Thuốc giảm đau thuộc nhóm không chứa steroid để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen 400. Với các trường hợp viêm nhiễm nặng, các loại thuốc được chỉ định như Methotrexate, Corticosteroid.
Phụ huynh cần lưu ý, không tự tiện cho trẻ nhỏ uống thuốc mà cần thông qua chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất để cải thiện xương khớp cho bé.
Vật lý trị liệu
Nhằm phục hồi chức năng vận động sớm cho trẻ, bác sĩ sẽ áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Cụ thể như châm cứu, xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp người bệnh giảm đau. Các liệu pháp được thực hiện kết hợp cùng lúc và kiên trì trong thời gian dài sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
Phẫu thuật
Khi thấy các khớp bị biến dạng, tình trạng viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi các phương pháp nêu trên không có tác dụng. Các khớp háng của trẻ sẽ được phẫu thuật định hình lại để hỗ trợ vận động dễ dàng. Người bệnh sẽ sớm phục hồi trong thời gian ngắn sau phẫu thuật.
Để kết quả điều trị viêm khớp háng cho trẻ có kết quả tốt nhất, ngoài các phương pháp điều trị nêu trên, phụ huynh cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để tăng khả năng đề kháng và cơ thể nhanh hồi phục
- Tránh các thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, tránh ăn đồ ăn chiên rán để hạn chế các cơn đau khớp cho bé
- Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa
- Không để trẻ vận động mạnh trong thời gian điều trị.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt