Viêm khớp liên cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Xương khớp Việt Nam, bệnh nhân mắc viêm khớp liên cầu chỉ chiếm 3% trong tổng số được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy hiếm gặp, nhưng theo các chuyên gia, viêm khớp liên cầu có đến 87% nguy cơ gây biến chứng. Do đó, việc tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh là điều cần thiết. 

1. Viêm khớp liên cầu là bệnh gì? 

Viêm khớp liên cầu là một dạng viêm khớp do trực trùng Gram âm hoặc do vi khuẩn Escherichia sinh sản trong dịch khớp gây ra phản ứng viêm. Các tài liệu y khoa cũng cho biết, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Những vị trí khớp dễ mắc bệnh nhất

2. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh bao gồm:

  • Đại đa số những bệnh nhân mắc viêm khớp liên cầu đều có nguồn gốc từ trực khuẩn Gram âm hoặc do sự tồn tại của vi khuẩn Escherichia trong dịch khớp. Ngoài ra, một số đối tượng lạm dụng chất pseudomonas aeruginosa quá nhiều cũng tạo nên môi trường thuận lợi, là điều kiện để các liên cầu khuẩn xâm nhập và làm tổn thương các khớp.
Vi khuẩn liên cầu là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
  • Do những phần xung quanh ổ khớp như gân, xương, các mô cơ,… bị viêm gây ảnh hưởng đến khớp. Bên cạnh đó, viêm khớp liên cầu còn gây ra bởi các bệnh khác như viêm đường tiết niệu hay viêm bộ phận sinh dục. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh phát triển nhanh hơn.
  • Các tác nhân cơ giới như tổn thương khớp, rách hở bao khớp, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây ra phản ứng viêm.
  • Do sự tác động sai kỹ thuật trong chọc dò dịch khớp, khi tiêm khớp không đảm bảo vấn đề vô trùng.
  • Bên cạnh đó, nhiễm trùng ở một số cơ quan khác như viêm phổi, viêm các màng, viêm đa cơ,…

Đặc biệt, đối với những đối tượng có sức đề kháng yếu sẽ càng dễ nhiễm khuẩn như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai. Không những thế, những đối tượng mắc bệnh tiểu đường, người bị suy dinh dưỡng, tiền sử các bệnh lý xương khớp, chấn thương khớp như viêm khớp thấp, thoái hóa khớp,… cũng có nguy cơ mắc viêm khớp liên cầu rất cao. Đây cũng là những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.

3. Triệu chứng 

Triệu chứng khi mắc viêm khớp liên cầu cũng tương tự như các bệnh viêm khớp khác, đều xuất hiện các cơn đau khớp cùng các vị trí như xương chậu hoặc khớp ức đòn. Tuy nhiên, các cơn đau không phải là triệu chứng nổi bật nhất của căn bệnh này.

Triệu chứng tại các khớp

Người bệnh thường cảm thấy đau tại một khớp nhất định, phổ biến nhất là các khớp lớn như khớp háng, khớp đầu gối, khớp bả vai, khuỷu tay, khớp cổ tay, cổ chân,… Các khớp bị viêm thường có biểu hiện sưng tấy, mưng mủ và nóng đỏ. Trong một số trường hợp, lượng dịch khớp tiết ra tăng lên dẫn đến tràn dịch ở khớp gối. Bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau liên tục tại các khớp bị viêm, nhất là khi hoạt động mạnh.

Các triệu chứng ở khớp thường xuất hiện sau khi đã có các triệu chứng toàn thân hay viêm màng não ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng ngoài khớp 

Ở ngoài các khớp viêm thường sẽ nổi hạch, có biểu hiện teo cơ, xuất hiện các dấu hiệu của ổ nhiễm trùng khởi phát.

Triệu chứng toàn thân 

Người bệnh mắc viêm khớp liên cầu có thể bị sốt liên tục và cao từ 39 – 40oC. Cơ thể ốm yếu, sụt cân, thường xuyên mệt mỏi, lưỡi bẩn, da dẻ khô ráp, sần sùi,…

Biến chứng của viêm khớp liên cầu 

Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, viêm khớp liên cầu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mức độ tổn thương các khớp lan rộng ra xung quanh, trật khớp một phần hoặc toàn phần, dính khớp, các sụn khớp bị phá hủy dần mất đi chức năng, viêm cột sống, viêm xương tủy, ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận khác như phổi, gan, thận,…

4. Cách điều trị

Nguyên tắc điều trị bệnh như thế nào? 

Trước tiên, các bác sĩ phải tiến hành cấy máu và cấy dịch khớp, soi dịch nhuộm gram mới có thể tìm ra vi khuẩn. Sau đó dựa vào kết quả xét nghiệm, nhuộm Gram mới lựa chọn loại kháng sinh thích hợp.

Việc sử dụng kháng sinh có thể thông qua tĩnh mạch hoặc dẫn lưu mủ khớp, bất động khớp nếu như cần thiết.

Phác đồ điều trị bệnh

Điều trị nội khoa

Trong khoảng 1 – 2 tuần đầu điều trị, các bác sĩ sẽ dùng kháng sinh tĩnh mạch. Thời gian sử dụng kháng sinh có thể thay đổi tùy vào mức độ bệnh, khả năng kháng thuốc và từng loại vi khuẩn khác nhau.

Trong khoảng thời gian tiếp theo (kéo dài từ 2 – 4 tuần), bệnh nhân sẽ được áp dụng biện pháp điều trị kháng sinh thông qua đường ống.

Sử dụng kháng sinh là biện pháp phổ biến nhất trong thời gian đầu điều trị

Điều trị ngoại khoa 

Có hai hướng điều trị ngoại khoa:

  • Nội soi khớp: Nếu như điều trị nội khoa và dẫn lưu dịch khớp sau 3 – 5 ngày nhưng không đem lại hiệu quả tích cực, bệnh nhân sẽ được nội soi để rửa khớp và vệ sinh bên trong .
  • Phẫu thuật mổ hở: Đây được coi là giải pháp chữa trị cuối cùng, để loại bỏ hoàn toàn các tổ chức viêm nhiễm bên trong như khớp háng, sụn khớp,…

Các biện pháp điều trị cụ thể 

Tùy vào từng trường hợp người bệnh và tình hình bệnh mà bệnh nhân sẽ được áp dụng những biện pháp chữa trị khác nhau. Chủ yếu là sử dụng kháng sinh tùy vào từng trường hợp bệnh, bao gồm khi chưa có kết quả cấy máu, phát hiện Gram dương trong khớp gối, bệnh nhân nhiễm khuẩn Gram âm, khi nghi ngờ nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh,… Trong trường hợp cấy máu mà có kết quả là dịch khớp dương tính, bệnh nhân sẽ được chữa trị theo kháng sinh đồ của bác sĩ.

Ngoài ra, có một số biện pháp có thể được kết hợp điều trị với kháng sinh để thúc đẩy quá trình chuyển biến tốt của bệnh:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol khi bệnh nhân có dấu hiệu đau dữ dội và sốt cao. Nuôi dưỡng cơ thể bằng đường ăn uống qua tĩnh mạch.
  • Trong trường hợp kháng sinh đã phát huy được tác dụng nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy đau đớn thì có thể sử dụng thêm các loại thuốc khác để giúp làm giảm đau.

Viêm khớp liên cầu là bệnh hiếm gặp hơn so với các loại bệnh xương khớp khác. Bản thân nó không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Do đó, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, tương tự như những biểu hiện ở trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn nhất, tránh những nguy hại không mong muốn về sau.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7