Viêm khớp quai hàm là gì? Triệu chứng và cách điều trị 

Viêm khớp quai hàm có thể khiến chức năng của hàm bị suy giảm. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nhai, nuốt và khi nói chuyện. Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không có sự can thiệp, điều trị kịp thời thì người bệnh có thể sẽ phải chịu một số các biến chứng không lường. Có thể kể đến như trật khớp, dính khớp, thủng đĩa khớp quai hàm. Do đó, để sớm phát hiện bệnh nhằm điều trị kịp thời và phòng ngừa hiệu quả, các bạn đừng bỏ qua những thông tin cơ bản dưới đây.

Viêm khớp quai hàm là gì?

Khớp quai hàm nằm ở vị trí gần tai, kết hợp chặt chẽ với cơ và một số dây chằng liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đóng, mở hàm. Các hoạt động thường nhật như nhai, nuốt và nói chuyện sẽ được đảm bảo khi các bộ phận này hoạt động tốt.

viem-khop-quai-ham_1
Viêm khớp quai hàm là khi cơ xương hàm bị suy giảm chức năng

Theo các chuyên gia định nghĩa, viêm khớp quai hàm xảy ra khi cơ xương hàm bị suy giảm chức năng, đồng thời dẫn đến những cơn đau cơ tại vị trí này. Thường thì bệnh sẽ xảy ra ở một bên hàm trái hoặc một bên hàm phải. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân bị viêm ở cả hai bên hàm.

Nguyên nhân viêm khớp quai hàm

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp quai hàm. Một số nguyên nhân cơ bản mà các chuyên gia thường thấy như:

  • Chấn thương

Những chấn thương do bị tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động, tai nạn trong thi đấu thể dục thể thao,… có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.

  • Các bệnh lý về xương khớp

Quai hàm bị viêm khớp do nguyên nhân từ viêm khớp dạng thấp chiếm đến 50% số các ca mắc. Ngoài ra, còn có những bệnh lý khác về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, khớp bị nhiễm khuẩn…

  • Thói quen xấu trong sinh hoạt

Tình trạng nghiến răng khi ngủ, siết hàm hoặc cắn móng tay là nguyên nhân gây ra viêm khớp ở quai hàm. Lý do là với các hành vi trên, cơ hàm phải hoạt động quá sức và trong thời gian lâu. Chúng khiến cho cơ hàm bị chệch và tổn thương.

  • Tác dụng phụ của điều trị nha khoa

Một số các tiểu phẫu nha khoa như nhổ răng, niềng răng, chỉnh răng…cũng được xác định là có thể khiến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp quai hàm tăng lên.

viem-khop-quai-ham_12
Niềng răng có thể gây viêm khớp quai hàm
  • Các nguyên nhân khác

Các yếu tố khác như stress, di truyền hay các nguyên nhân đặc biệt khác dù chiếm tỉ lệ ít nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Các triệu chứng của bệnh

Người bệnh có thể nhận diện bệnh quai hàm bị viêm khớp qua một số triệu chứng như:

  • Hàm bị đau nhức dữ dội

Một bên hàm hoặc cả hai bên hàm của người bệnh xuất hiện tình trạng đau nhức dữ dội. Khi nhai, nuốt hoặc nói nhanh, các cơn đau thường trầm trọng hơn. Có thể những hạch ở chỗ viêm sẽ sưng to và khiến cho người bệnh vừa đau đớn, vừa mệt mỏi, khó chịu.

viem-khop-quai-ham_13
Quai hàm bị viêm khớp với triệu chứng điển hình là đau nhức hàm dữ dội
  • Khớp hàm khó cử động

Bệnh viêm khớp quai hàm tiến triển nặng, đau đớn diễn ra liên tục thì tình trạng khó cử động khớp hàm cũng trầm trọng hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người bệnh còn tự nghe thấy được tiếng lục cục do quai hàm của mình phát ra mỗi khi thực hiện đóng mở miệng.

  • Cơ nhai bị sưng to khiến mặt biến dạng

Việc cơ nhai bị sưng to sẽ khiến cho khuôn mặt của người bệnh mất cân đối, biến dạng. Các hoạt động khác của cơ mặt như biểu hiện cảm xúc, nói chuyện cũng khó khăn và đau đớn.

  • Một số triệu chứng khác

Người bị viêm khớp quai hàm có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nóng sốt. 

Cách điều trị viêm khớp quai hàm ra sao

Người bệnh sau khi thăm khám y tế tại các cơ sở uy tín và được xác định mắc viêm khớp quai hàm sẽ cần phải thực hiện điều trị. Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thường sẽ là những phương pháp sau:

Dùng thuốc Tây y

Các bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh của mỗi bệnh nhân và chỉ định các loại thuốc điều trị cụ thể. Thông thường, những loại thuốc Tây y sẽ được sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh

Thuốc Oxacillin, Cephalosporin thế hệ 1,2,3  hay Penicillin G là những loại thuốc thường được dùng nhiều nhất trong điều trị viêm khớp quai hàm. Tác dụng chính của chúng là ức chế và tiêu diệt những tác nhân gây bệnh. Hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.

viem-khop-quai-ham_14
Thuốc Tây y điều trị viêm khớp quai hàm
  • Thuốc chống viêm không có Steroid

Thuốc Aspirin, Diclofenac, Meloxicam là các loại thuốc tiêu biểu. Chúng không có chứa gốc Steroid nên được chỉ định nhiều trong các bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm, viêm nhiễm khớp quai hàm.

  • Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau dòng Paracetamol, Codein…có tác dụng ngăn chặn cũng như giảm cường độ và tần suất của các cơn đau.

  • Các loại thuốc khác

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được cho sử dụng thêm một số thuốc khác như: thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc ngăn ngừa nghiến răng…

Dùng phương pháp xâm lấn

Có rất nhiều biện pháp xâm lấn được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp quai hàm. Các phương pháp cơ bản bao gồm:

  • Tiến hành phẫu thuật

Khi thực hiện phẫu thuật điều trị, bệnh nhân sẽ được sửa chữa phục hồi hoặc thay thế các khu vực khớp quai hàm bị tổn thương, viêm nhiễm. Việc phẫu thuật cũng có khá nhiều rủi ro bởi nếu bệnh nhân đáp ứng tốt thì có thể khỏi bệnh rất nhanh. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng và phức tạp thì việc điều trị có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí phải sống chung cả đời với bệnh.

  • Thực hiện điều trị nha khoa

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sự sai lệch răng và khớp cắn thì các bác sĩ có thể lựa chọn thực hiện điều trị nha khoa để cải thiện bệnh trạng. Việc trồng răng giả, niềng răng với mục đích sắp xếp lại khớp cắn có thể sẽ hiệu quả.

  • Vệ sinh khớp quai hàm

Vệ sinh sạch sẽ khớp quai hàm, chọc rửa loại bỏ hết phần khớp bị tổn thương sẽ giúp cho bệnh viêm khớp quai hàm được cải thiện.

Dùng phương pháp vật lý trị liệu

Một số biện pháp vật lý trị liệu hiệu quả cho điều trị bệnh như:

  • Bài tập mở và khép miệng.
  • Bài tập thư giãn xương quai hàm.
  • Bài tập nén cằm.
  • Bài tập vận động 2 bên hàm.
  • Bài tập xoa bóp. 
  • Thực hiện chườm nóng và chườm lạnh.

Bệnh nhân nên thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia để các bài tập trên đạt hiệu quả tốt nhất.

Phòng ngừa viêm khớp quai hàm như thế nào

Để phòng ngừa tốt nhất bệnh viêm khớp quai hàm, mỗi người chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế những thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt tới cơ hàm như cắn chặt răng hoặc nghiến răng khi ngủ. 
  • Không nên chống cằm quá lâu, quá thường xuyên.
  • Không ăn những đồ ăn quá cứng hoặc dùng răng để thực hiện những động tác yêu cầu sức mạnh lớn từ cơ hàm.
  • Trong trường hợp cơ hàm không tốt, nên cẩn thận trong việc sử dụng đồ ăn. Chỉ nên ăn những thực phẩm mềm hoặc đã được cắt nhỏ.
  • Hạn chế ăn kẹo cao su hoặc đồ ăn dai, dính.
  • Tiến hành điều trị nha khoa sớm với những chiếc răng mọc lệch, mọc không đều.
  • Hạn chế việc đột ngột mở miệng quá rộng, đặc biệt là khi ngáp.
  • Thường xuyên tiến hành xoa bóp, massage cho cơ hàm. Tập những bài tập tốt cho khớp quai hàm.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Không để cơ thể bị mệt mỏi, căng thẳng quá độ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp về bệnh viêm khớp quai hàm trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu căn bệnh này. Việc kịp thời tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống sau này của người bệnh. Vì thế, khi có bất cứ biểu hiện nghi vấn nào về bệnh, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám kịp thời!

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7