Viêm khớp tự phát thiếu niên là gì? Điều trị thế nào?
Viêm khớp tự phát thiếu niên là một dạng viêm khớp thường xảy ra trước 16 tuổi. Bệnh khiến khớp bị cứng, sưng, đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Nắm được thông tin về bệnh và có hướng điều trị kịp thời để sớm ổn định lại cuộc sống cho trẻ là điều cần thiết.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp tự phát thiếu niên là gì?
Tên tiếng Anh của căn bệnh này là Juvenile idiopathic arthritis – JIA. Đây là bệnh viêm khớp phổ biến nhất ở trẻ em, nhất là trẻ vị thành niên. Đến nay chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và thường sẽ khởi phát trước 16 tuổi.
Viêm khớp tự phát thiếu niên là bệnh viêm khớp tự miễn, mãn tĩnh và thời gian kéo dài ít nhất 6 tuần. Nhưng cũng có trường hợp phải sống chung cả đời với căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh điển hình là khớp đau, cứng, sưng dai dẳng. Triệu chứng có thể kéo dài vài tháng, nhưng cũng có trẻ phải đối mặt với các triệu chứng kéo dài đến vài năm.
Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị sớm để giúp trẻ ổn định cuộc sống. Trường hợp để lâu và kéo dài, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như tổn thương khớp, viêm mắt, phát triển chậm hơn…
2. Điều trị viêm khớp tự phát thiếu niên như thế nào?
Viêm khớp tự phát thiếu niên đến nay chưa thể điều trị triệt để, tận gốc vì chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác. Các phương án điều trị hiện nay nhằm những mục đích chính là:
- Kiểm soát tốt các triệu chứng, giúp trẻ ổn định chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
- Giúp trẻ có thể hoạt động độc lập mà không cần đến sự trợ giúp của người khác.
Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng hiện nay bao gồm:
2.1. Sử dụng thuốc
Thuốc Tây có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh và ngăn chặn, làm giảm nguy cơ khiến khớp bị tổn thương. Những loại thuốc phổ biến thường được dùng bao gồm:
2.1.1.Thuốc giảm đau
Phổ biến và an toàn nhất là Paracetamol với tác dụng giảm và kiểm soát cơn đau do viêm khớp gây ra. Tuy nhiên, nếu thuốc dùng lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ là buồn ngủ, táo bón và mệt mỏi.
2.1.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Các loại thuốc phổ biến thường dùng là Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen, Piroxicam… Tác dụng của thuốc là giảm sưng tấy, đau nhức và cứng khớp. Thuốc dễ gây các tác dụng phụ là khó tiêu, ảnh hưởng đến dạ dày.
Với những trẻ bị đau dạ dày, bệnh thấp, hay bị chuột rút thì cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc an toàn.
2.1.3. Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi tiến triển của bệnh (DMARD)
Phổ biến nhất là thuốc Methotrexate, với tác dụng giảm tổn thương và giảm viêm do viêm khớp. Thuốc hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra máu thường xuyên để xem có xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn không.
2.1.4. Liệu pháp sinh học
Etanercept là thuốc sinh học được sử dụng phổ biến. Thế nhưng, đối với trẻ thì bác sĩ hay chỉ định dùng Infliximab và Adalimumab. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế hệ miễn dịch nhằm giúp bệnh viêm khớp chậm tiến triển. Đồng thời, còn có tác dụng giảm triệu chứng của bệnh.
2.1.5. Steroid
Loại thuốc này được dùng nhằm mục đích kiểm soát tình trạng đau, viêm và cứng khớp. Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc ở dạng viên nén hay tiêm trực tiếp vào khớp.
2.1.6. Thuốc nhỏ mắt
Thuốc có tác dụng giảm viêm cho mắt, ngăn ngừa tình trạng mống mắt sưng tấy. Mang lại lợi ích trong việc giảm áp lực bên trong khớp.
Trường hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể thay thế bằng các liệu pháp sinh học hoặc Methotrexate.
2.2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được các bác sĩ chỉ định kết hợp cùng việc dùng thuốc Tây để hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn. Phương pháp này tác động từ bên ngoài nên được đánh giá là an toàn, không gây tác dụng phụ. Tác dụng của vật lý trị liệu đối với bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên bao gồm:
- Góp phần giảm đau nhức, sưng tấy, giảm viêm khớp.
- Hỗ trợ phát triển và tăng cường sức mạnh cơ bắp cũng như các mô mềm.
- Sức khỏe tim và phổi sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
- Giúp trẻ tự tin hơn để hòa nhập vào cuộc sống.
Căn cứ vào từng vị trí, loại viêm khớp tự phát và mức độ mà các chuyên gia sẽ xây dựng một chương trình luyện tập phù hợp. Đồng thời, hướng dẫn cách tập luyện với thời gian, cường độ, tần suất khoa học để đạt hiệu quả cao. Các bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nẹp khớp để quá trình luyện tập các khớp ở đúng vị trí và hoạt động tốt nhất.
2.3. Một số phương pháp hỗ trợ khác
Để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt và nhanh chóng, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ khác. Đó là:
2.3.1. Tập thể dục thường xuyên
Để cải thiện sức mạnh cơ bắp và giúp các khớp tăng cường sự linh hoạt thì việc tập thể dục là rất quan trọng. Các bài tập phù hợp đối với viêm khớp tự phát thiếu niên là đi bộ, chạy bộ ngắn, bơi lội. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày với thời gian phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
2.3.2. Cố định khớp bằng nẹp
Nẹp cố định khớp sẽ giúp khớp ổn định và đảm bảo quá trình hoạt động khớp lâu dài. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm việc sử dụng đệm bàn chân hay các loại lót chân. Mục đích là hỗ trợ mắt cá chân và giúp hông, đầu gối giảm đau tốt hơn.
2.3.3. Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh giúp xương khớp linh hoạt, khỏe mạnh, giảm đau nhức, sưng tây. Đồng thời, còn cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cũng như giảm nguy cơ các bệnh về viêm khớp được tốt hơn.
Nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi sẽ ngăn ngừa tình trạng xương yếu hoặc giảm tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Steroid.
Viêm khớp tự phát thiếu niên sẽ được kiểm soát hiệu quả nếu phát hiện và điều trị sớm. Nhờ đó, giúp trẻ tự tin để hòa nhập vào cuộc sống và có được sự phát triển bình thường.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt