Tổng quan về viêm khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp vai ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của bệnh nhân, đặc biệt là hai cánh tay. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm khớp vai giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh và nâng cao kết quả điều trị.

1. Viêm khớp vai là gì?

Viêm khớp vai là tình trạng sụn bên trong khớp vai bị tổn thương hoặc bị bào mòn. Khác với những bệnh lý về xương khớp khác, viêm khớp vai không gây ra tổn thương ở màng hoạt dịch, đầu xương mà viêm khớp ở vai chỉ gây ra tổn thương ở cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai. Bệnh lý viêm khớp ở vai phát triển gồm các giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: sụn vai trở nên mềm.
  • Giai đoạn 2: Bề mặt sụn xuất hiện các vết nứt và dần trở nên bong tróc sụn.
  • Giai đoạn cuối: Sụn vai bị bào mòn để lộ bề mặt xương, gây nên tình trạng đau nhức cho người bệnh mỗi khi cử động tay.

Thông thường, sụn vai không bị bào mòn cùng lúc trên toàn bộ bề mặt xương vai. Tuy nhiên, nếu bệnh lý không được phát hiện sớm, sụn vai sẽ càng bị tổn thương sâu và tiêu biến dần. Nhìn chung, bệnh lý viêm khớp ở vai không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh: chức năng vận động kém đi, cơ bị teo, khớp vai bị biến dạng, đau vai gáy,… 

Bệnh viêm khớp vai thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên
Bệnh viêm khớp vai thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên

2. Nguyên nhân gây viêm khớp vai 

2.1. Thoái hóa khớp vai

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp ở vai xuất phát từ tình trạng thoái hóa khớp vai. Tuổi tác càng cao, xương khớp bị lão hóa và hao mòn dần sụn khớp. Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh viêm khớp ở vai. Ngoài ra, thoái hóa khớp vai còn ảnh hưởng nhiều đến các khớp xương xung quanh không chỉ viêm khớp vai. 

2.2. Chấn thương ở vai

Các chấn thương vai do tai nạn hoặc do vận động, thể thao là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp ở vai. Khi xảy ra chấn thương vùng vai, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây viêm khớp ở vai sau khi chấn thương. Nguyên nhân do chấn thương vai sẽ khiến tích tụ chất lỏng ở khớp vai khiến vai sưng và đau nhức.

2.3. Người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài 50 tuổi trở đi, quá trình thoái hóa đốt sống diễn ra nhanh chóng. Trong đó, các đốt sống cổ là vùng chịu nhiều áp lực nhất sẽ bị bào mòn nhanh nhất, biểu hiện là các đốt sống cổ co lại, không còn dịch nhầy và sụn đỡ. Do đó, các đốt sống gây chèn ép trực tiếp lên các dây thần kinh gây nên viêm đau khớp vai. Người bệnh sẽ bị đau mỏi, đau dữ dội về đêm vùng vai gáy.

2.4. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ

Nguy hiểm hơn thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ. Đây là tình trạng nhân nhầy tràn ra ngoài đĩa đệm gây chèn ép mạnh lên dây thần kinh. Biểu hiện thường gặp là những cơn đau âm ỉ vùng vai gáy và thường xuyên tê bì vai gáy và cánh tay, bàn tay. 

2.5. Viên khớp vai do lao xương khớp

Lao xương khớp (lao cơ xương) là loại lao ngoài phổi phổ biến chỉ sau bệnh lao bạch huyết và lao màng phổi. Lao xương gây tổn thương trực tiếp tới cột sống, xương chậu và đầu gối. Lao xương cũng có thể gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ và gây viêm đau khớp vai.

2.6. Sinh hoạt thiếu khoa học

Ngoài những bệnh lý nêu trên làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp ở vai, nguyên nhân trực tiếp gây viêm đau khớp vai do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như: ngồi sai tư thế, làm việc ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên phải khuân vác đồ nặng,… Ngoài ra, thừa cân, lười vận động, stress thường xuyên cũng là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm khớp ở vai.

Viêm khớp vai là gì
Viêm khớp vai là gì

3. Triệu chứng cảnh báo viêm khớp vai

Viêm khớp ở vai gây nên các tổn thương ở gân, cơ vai, dây chằng, sụn khớp và màng hoạt dịch. Những cơn đau do viêm khớp ở vai gây nên làm giảm biên độ vận động hoặc khiến người bệnh không thể cử động vai và tay. Các biểu hiện cụ thể theo từng giai đoạn của viêm khớp ở vai như sau:

  • Giai đoạn viêm mãn tính: Đây là giai đoạn xảy ra những triệu chứng thường gặp nhất khi người bệnh viêm khớp ở vai vận động quá mức hoặc gặp phải chấn thương ở vai. Người bệnh thường cảm thấy đau mỏi vai vào buổi tối. Cơn đau sẽ dữ dội hơn nếu nằm nghiêng đè vào bên vai bị viêm.
  • Giai đoạn đau vai cấp: Biểu hiện thường gặp là vai bị sưng to, xuất hiện cơn đau ở vai đột ngột. Tình trạng sưng đau sẽ lan lên cổ và tay. Đặc biệt, người bệnh thường đau dữ dội về đêm, khó có thể vận động hay di chuyển khớp vai.
  • Giai đoạn đông cứng khớp vai: Ở giai đoạn này, khớp vai bị cứng, người bệnh bị hạn chế vận động hoàn toàn. Các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Nhìn từ phía sau, khi người bệnh giơ tay lên sẽ quan sát thấy xương bả vai di chuyển cùng với xương cánh tay.

4. Cách chữa viêm khớp vai 

Dựa vào tiền sử bệnh lý và các dấu hiệu lâm sàng ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một trong số các phương pháp sau để phát hiện viêm khớp ở vai:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm chất lỏng ở bao hoạt dịch

Hiện nay, để hạn chế các cơn đau do viêm khớp ở vai gây nên, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng điều trị bằng thuốc Tây và kết hợp với các bài tập chuyên biệt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp hỗ trợ điều trị viêm khớp ở vai với một số bài thuốc Đông y hiệu quả.

4.1. Điều trị viêm khớp ở vai bằng Thuốc Tây

  • Sử dụng thuốc kháng viêm: Thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và chống viêm khớp ở vai lan rộng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc kết hợp cùng Codein giúp cơn đau khớp vai giảm nhanh chóng sau 30 phút, hiệu quả giảm đau kéo dài trong nhiều giờ.
  • Thuốc giãn cơ: Sử dụng các loại thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt cơ vai, hỗ trợ giảm cơn đau nhức hiệu quả.
  • Vitamin nhóm B: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

4.2. Điều trị viêm khớp ở vai bằng Đông y

  • Sắc nước cỏ xước: Sao khô rễ và thân cây cỏ xước, sử dụng sắc nước uống hằng ngày.
  • Rượu tỏi: Ngâm tỏi đã bóc sạch cùng với rượu trắng cho đến khi rượu chuyển màu vàng là dùng được. Uống 1 – 2 chén rượu tỏi hằng ngày giúp giảm các cơn đau viêm khớp hiệu quả. Bạn có thể sử dụng rượu tỏi để xoa bóp giảm đau.
  • Sắc nước cây xấu hổ: Rễ cây xấu hổ đem rửa sạch, thái mỏng và sao khô. Mỗi lần sắc nước sử dụng khoảng 100g rễ cây, sử dụng uống hằng ngày.
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7