Khô khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khô khớp nói chung và khô khớp cổ chân nói riêng là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở bất cứ ai nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là người lớn tuổi. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Do đó, để điều trị và phòng ngừa hiệu quả, chúng ta cần nắm được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh.

Khô khớp cổ chân là gì?

Khô khớp cổ chân xuất hiện chủ yếu ở những người lớn tuổi do lão hóa, nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động. 

Bệnh xảy ra khi lượng dịch khớp tiết ra giảm sút do tác động từ bên ngoài gây tổn thương khớp hoặc do thoái hóa. Nếu tình trạng dịch khớp suy giảm trong thời gian dài sẽ khiến dịch bôi trơn khớp không đủ, dẫn đến giảm sự linh hoạt và dẻo dai của khớp, gây khó khăn khi đi lại.

kho-khop-co-chan_1
Khô khớp cổ chân do suy giảm lượng dịch khớp

Khô khớp ở cổ chân nếu để lâu mà không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tàn phế suốt đời. 

Nguyên nhân gây khô khớp

Khô khớp xảy ra khi lượng dịch khớp tiết ra suy giảm hoặc do phần xương dưới lớp sụn hay sụn khớp bị tổn thương. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn dến tình trạng này thì các bạn hãy tìm hiểu dưới đây:

Thoái hóa xương khớp

Càng có tuổi thì tình trạng lão hóa càng tăng cao. Vì thế, những người độ tuổi trung niên và người lớn tuổi chiếm tỷ lệ mắc khô khớp cao do tình trạng thoái hóa xương khớp.

Khi bị lão hóa, sẽ dẫn đến sự mài mòn sụn khớp và kéo theo lớp bao sụn bọc bên ngoài bị rách. Lúc này, đầu xương lộ ra ngoài nên gây đau nhức, khó khăn khi vận động và phát ra cả tiếng động mỗi khi cử động.

Làm việc, sinh hoạt sai cách, không khoa học

Tình trạng khô khớp sẽ gia tăng nếu như bạn duy trì thói quen sinh hoạt, làm việc sai tư tế, và không khoa học. Ngoài ra, những người thường xuyên phải mang vác nặng cũng dễ khiến cho các khớp chịu áp lực nặng, gây tổn thương và khô khớp.

Tác động từ những bệnh lý xương khớp khác

Những trường hợp mắc bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gút… mà không được điều trị dứt điểm, kịp thì sẽ dễ dẫn đến biến chứng. Một trong những biến chứng đó chính là khô khớp.

Chấn thương

Những chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hay tai nạn sẽ dễ dẫn đến trật khớp, đứt dây chằng… Ngoài ra, việc tập luyện thể thao sai cách, vận động quá mạnh cũng sẽ làm dây chằng bị kéo căng. Lúc này, nguy cơ khô khớp, tổn thương khớp là rất cao.

Béo phì, thừa cân

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khô khớp cổ chân. Lý do là trọng lượng cơ thể nặng chèn áp lên cổ chân khiến các khớp bị tổn thương, hư hỏng. Nếu không có biện pháp giảm cân thì sẽ dẫn đến khô khớp.

Triệu chứng khô khớp cổ chân

Khô khớp cổ chân không khó nhận biết bởi các triệu chứng khá rõ ràng. Đó là:

  • Khi mới mắc bệnh, phần khớp cổ chân chỉ có cảm giác hơi tê mỏi, đau nhức nhẹ và nóng ở mắt cá chân, khớp cổ chân.
  • Theo thời gian, bệnh không được phát hiện sớm và điều trị thì các cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, khi hoạt động mạnh, chạy nhảy… các cơn đau sẽ càng gia tăng và dữ dội hơn.
kho-khop-co-chan_12
Khô khớp cổ chân gây đau nhức, cản trở vận động
  • Mỗi khi di chuyển, vận động, người bệnh sẽ nghe được những âm thanh phát ra từ các khớp cổ chân như răng rắc, lạo xạo, lục khục…
  • Vùng khớp bị đau sẽ có cảm giác nóng rát, sưng đỏ. Đặc biệt, có thể gây sốt nếu bệnh nặng và nghiêm trọng.

Biến chứng của khô khớp cổ chân

Khô khớp không phải là căn bệnh gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng đến vận động, đi lại, sinh hoạt của người mắc. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Các cơ quanh cổ chân bị teo, khiến việc đi lại gặp khó khăn.
  • Cong vẹo cổ chân do khớp bị biến dạng.
  • Khô khớp cổ chân có thể gây lan rộng ra những vùng khớp gối nên việc vận động, đi lại càng khó khăn, thậm chí có thể gây bại liệt, tàn phế suốt đời.

Cách điều trị khô khớp như thế nào?

Biến chứng của khô khớp rất nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, các bạn cần nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ xác định mức độ nhằm đưa ra phương hướng điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây dùng để điều trị khô khớp bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau: Những loại thuốc này giúp giảm cơn đau, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện vận động.
  • Tiêm chất nhờn vào khớp: Tuy nhiên, việc tiêm này chỉ áp dụng khi người bệnh không dung nạp được thuốc giảm đau, chống viêm. Hoặc tình trạng khô khớp do thoái hóa ở mức trung bình.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc Tây mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng các tác dụng phụ cũng không nhỏ. Có thể kể đến như gây ảnh hưởng đến gan, thận, viêm loét dạ dày – tá tràng, gia tăng nguy cơ loãng xương, tiểu đường…

Vật lý trị liệu

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tây kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để gia tăng hiệu quả. Đặc biệt, vật lý trị liệu là phương pháp an toàn, cho hiệu quả khá tốt. Có thể kể đến một số phương pháp như:

  • Chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, sử dụng sóng ngắn.
  • Sử dụng các bài tập vận động phù hợp.

Điều trị khô khớp cổ chân bằng đông y

Đông y là phương pháp trị khô khớp cổ chân tận sâu căn nguyên gây bệnh. Do đó, hiệu quả thường cao và ít khi tái phát. Tuy nhiên, đông y cần điều trị trong thời gian dài mới đạt hiệu quả nên người bệnh cần phải kiên trì.

kho-khop-co-chan_13
Đông y điều trị bệnh cho hiệu quả cao, ít tái phát

Tùy từng căn nguyên gây bệnh, các lương y sẽ bốc thuốc với những thảo dược phù hợp. Có thể là bài thuốc uống, thuốc xoa bóp hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, dù là bài thuốc nào thì đông y đều có ưu điểm nổi bật là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, thuốc đông y còn là giải pháp để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Phẫu thuật thay khớp cổ chân

Khô khớp cổ chân sẽ được chỉ định bằng phương pháp phẫu thuật thay khớp nếu các cách trên không hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này rất hiếm khi được áp dụng bởi các tác dụng phụ là khá lớn như: 

  • Tổn thương thần kinh và động mạch.
  • Gây máu tụ, nhiễm trùng.
  • Khớp nhân tạo có thành phần kim loại nên có thể gây dị ứng.
  • Khớp nhân tạo có thể gây mất ổn định do sự hao mòn, lỏng lẻo.

Phòng ngừa khô khớp cổ chân như thế nào?

Khô khớp nói chung và khô khớp cổ chân nói riêng đều cần có biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ. Theo đó, các bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Ăn uống đầy đủ các chất thiết yếu. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, kali…
  • Tránh thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia, chất kích thích.
  • Thực hiện vận động cơ thể nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các động tác như xoay khớp cổ chân, duỗi chân…
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu mà nên vận động, đi lại nhẹ nhàng.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp, vừa sức để luyện tập nhằm đảm bảo sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp.
  • Các tư thế đi lại, làm việc, ngủ nghỉ… cần thực hiện đúng để tránh làm tổn thương đến xương khớp.

Bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp chi tiết những thông tin liên quan đến khô khớp cổ chân. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7