Tìm hiểu bị thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp gây ra sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh và làm cản trở, gây khó khăn cho các hoạt động thường nhật của họ. Với nền y học hiện đại ngày nay thì đã có rất nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này, ví dụ như dùng thuốc tây, thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… Trong đó, vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất là bị thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không?

Khi bị thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không?

Bấm huyệt là phương pháp y học cổ truyền có tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp cho mạch máu tại đó được lưu thông, đưa chất dinh dưỡng và thuốc theo mạch máu. Từ đó tác động đến khớp đốt sống, làm giảm chèn ép lên đầu mút thần kinh, làm giảm các cơn đau do chèn ép và khiến người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Nhưng cho đến hiện nay thì vẫn chưa có một quy trình kỹ thuật cụ thể nào về cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm. Cho nên nó khiến cho nhiều người băn khoăn không biết thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không?

Có một điều có thể khẳng định đó là việc bấm huyệt có thể hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm trong các trường hợp như bị bệnh lần đầu, bệnh ở mức độ nhẹ, thể trạng bệnh nhân tốt, có thể, chịu được tác động nặng. Còn với trường hợp bệnh đã nặng thì phương pháp bấm huyệt không thể giúp chữa khỏi được thoát vị đĩa đệm Mà nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh song song với những phương pháp khác.

thoat-vi-dia-dem-co-bam-huyet-duoc-khong_13
Bấm huyệt có thể giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Các bước chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách bấm huyệt

Khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt thì người bệnh cần phải nằm sấp trong suốt quá trình bấm huyệt và thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 1: Làm mềm, giãn các cơ vùng lưng nhằm giúp cho người bệnh giảm đau, cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

  • Lăn tay: Người bấm huyệt sẽ dùng cả 2 bàn tay, úp lòng bàn tay vào lưng người bệnh, mỗi tay một bên lưng ấn với lực nhẹ, sau đó lăn tay từ dưới lên đến gáy. Thực hiện động tác này khoảng 3 – 5 lần và làm đều 2 tay.
  • Day ấn: Người bấm huyệt dùng lực của cổ tay, ấn mô ngón cái và mô ngón út của bàn tay lên lưng người bệnh theo hình tròn từ trong ra ngoài. Day ấn nhiều vị trí trên lưng, di chuyển dọc theo 2 bên cột sống từ trên xuống dưới và làm đều cả 2 tay cùng với 2 bên lưng.
  • Bóp: Người bấm huyệt dùng 2 bàn tay, dùng ngón trỏ hoặc ngón cái vừa bóp vừa kéo da người bệnh lên, sau đó thả tay ra đưa ra lưng về vị trí cũ. Lần lượt thực hiện ở các vị trí còn lại trên vùng lưng người bệnh.

Bước 2: Bấm huyệt để điều trị bệnh

  • Người bấm huyệt dùng mô ngón tay cái thực hiện thao tác ấn – day – xoay theo chiều kim đồng hồ vào các huyệt đại trường du, thận du, giáp tích trong khoảng 3 – 5 phút giúp làm mềm cơ và tránh sự co cơ.
  • Nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị: Người bấm huyệt sẽ xác định vị trí bị thoát vị đĩa đệm của người bệnh (dựa vào phim chụp CT hoặc MRI) và dùng ngón tay ấn nắn theo nguyên tắc nghịch hướng và đối lực với vị trí thoát vị đĩa đệm. Dùng một lực hợp với ngưỡng đau của người bệnh và trong khoảng 3 – 5 phút.
  • Mức độ xoa bóp: Tùy theo tình trạng bệnh và ngưỡng chịu đựng đau của mỗi bệnh nhân mà dùng lực xoa bóp sao cho thích hợp. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên điều trị liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
thoat-vi-dia-dem-co-bam-huyet-duoc-khong_1
Tư thế tay khi bấm huyệt

Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp tương đối an toàn, có ít tác dụng phụ và không dùng đến các dụng cụ y tế nên được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện không đúng cách thì phương pháp này sẽ không đem lại kết quả điều trị tích cực mà còn có thể gây ra nhiều rủi ro khác. Do đó, khi thực hiện bấm huyệt để điều trị thoát vị đĩa đệm thì người bệnh cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Tuyệt đối không được tự mình thực hiện bấm huyệt mà nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện, phòng khám uy tín. Tránh trường hợp bạn xác định và bấm huyệt sai vị trí sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. 
  • Không nên thực hiện bấm huyệt quá nhiều lần, cùng một động tác tại một vị trí vì điều này có thể làm cho người bệnh bị đau đớn, vùng da bị bầm tím. Tốt nhất là hãy luân phiên thực hiện động tác và vị trí để đem lại hiệu quả tốt nhất. 
  • Nếu trong quá trình bấm huyệt mà bạn cảm thấy lực quá lớn gây cảm giác đau đớn thì hãy nói với bác sĩ điều trị để họ điều chỉnh lại các động tác với lực vừa phải, không làm bệnh nhân đau.
thoat-vi-dia-dem-co-bam-huyet-duoc-khong_12
Thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn
  • Trong quá trình xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm thì chúng ta có thể sử dụng thêm cái loại rượu thuốc, thuốc bôi thẩm thấu qua da để nâng cao chất lượng điều trị bệnh hơn.
  • Ngoài việc bấm huyệt để trị liệu thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tăng cường luyện tập thêm thể thao tốt cho xương khớp trong khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Điều này sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng tuần hoàn máu, cải thiện xương khớp và tăng sức mạnh cơ bắp. 
  • Đồng thời, bệnh nhân nên chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học, sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin D, canxi, collagen… Những thực phẩm này sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng, hạn chế được áp lực từ trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm bị thoát vị, cải thiện tình trạng bệnh hữu hiệu.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân nên thực hiện một lối sống, thói quen làm việc, học tập lành mạnh, để tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Cụ thể là người bệnh nên hạn chế mang vác vật nặng và lao động quá sức. Nên ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức khuya… nhằm giúp kích thích sự tái tạo, phục hồi và làm chậm quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
  • Đặc biệt chú ý là bấm huyệt không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên bệnh nhân không được tự ý ngừng dùng thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với người có tiền sử bệnh tim, huyết áp hoặc đang mang thai thì không bấm huyệt.

Dựa vào những thông tin trong bài thì chắc hẳn các bạn cũng đã có câu trả lời chính xác cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không? Theo đó thì phương pháp bấm huyệt chỉ có khả năng chữa khỏi khi bệnh mới xuất hiện, tình trạng nhẹ. Còn nếu như bệnh đã tiến triển nặng thì nó chỉ có tác dụng giảm đau, giảm sự tiến triển của bệnh mà thôi. Vậy nên khi phát hiện bệnh thì các bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7