Thoái hoá cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị
Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng. Vì thế, chúng ta cần nhận biết sớm thoái hóa qua các triệu chứng để có hướng điều trị kịp thời, phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
Nội dung bài viết
Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis) là tình trạng suy yếu và thoái hóa ở vùng đốt sống lưng (từ L1-L5), đặc biệt là vùng đĩa đệm. Những người có tỷ lệ mắc bệnh cao là nữ giới và thường xảy ra ở người trung niên, người cao tuổi.
Triệu chứng của bệnh
- Bệnh thoái hóa lưng sẽ khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến khả năng vận động bởi những cơn đau xuất hiện tại vùng thắt lưng. Những cơn đau có khi nhẹ, âm ỉ nhưng cũng có lúc dữ dội.
- Mỗi sáng sau khi ngủ dậy thường có dấu hiệu cứng khớp.
- Mỗi khi vận động, nhất là lúc xoay người đột ngột hay cúi gập, sẽ có tiếng “lục cục” phát ra ở cột sống thắt lưng.
- Bệnh lý chỉ xuất hiện chỉ yếu tại chỗ bị thoái hóa nên không gây tác động đến những biểu hiện toàn thân.
- Một số trường hợp có thể xuất hiện cơn đau rễ thần kinh do bị hẹp lỗ liên hợp hoặc bị thoát vị đĩa đệm.
- Khi thoái hóa nghiêm trọng, các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng nền, thậm chí gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến.
Nguyên nhân nguyên phát
Lão hóa chính là nguyên nhân nguyên phát gây thoái hóa cột sống. Tuổi tác càng cao, vấn đề thoái hóa dây chằng, đĩa đệm, sụn khớp cũng tăng lên. Các bộ phận này sẽ suy yếu và dần tổn thương.
Bên cạnh đó, lão hóa còn khiến các mô xương bị phá hủy nhanh hơn, nhưng việc phục hồi, tái tạo lại chậm. Do đó, những người cao tuổi thường mắc thoái hóa cao hơn người trẻ.
Tuy nhiên, nếu thoái hóa do nguyên nhân nguyên phát thì đa phần sẽ nhẹ hơn so với nguyên nhân thứ phát. Đồng thời, thường phải trên 60 tuổi mới bị thoái hóa cột sống với tiến triển chậm.
Nguyên nhân thứ phát
Thoái hóa cột sống thắt lưng do nguyên nhân thứ phát thường sẽ xuất hiện trong độ tuổi từ 45 – 55, với mức độ nghiêm trọng. Một số nguyên nhân thứ phát gây thoái hóa có thể kể đến như:
- Thói quen sinh hoạt, lao động
Lao động quá sức, mang vác vật nặng, ngồi lâu một chỗ, ngồi và nằm sai tư thế… Đây là những thói quen gây hại đến hệ xương khớp, cột sống, dẫn đến đĩa đệm và sụn khớp phải chịu áp lực… trong thời gian dài. Vì thế, làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.
- Cột sống bị chấn thương
Chấn thương ở cột sống có thể sẽ khiến dây chằng bị kéo căng, mô sụn bị tổn thương, đĩa đệm bị rách… Những vấn đề này sẽ làm gia tăng sự thoái hóa của cơ cấu cột sống và gây ra bệnh thoái hóa cột sống.
- Mắc các bệnh xương khớp
Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có thể do tác động từ những bệnh xương khớp khác như loãng xương, trượt đốt sống, viêm khớp dạng thấp, lao cột sống… Những bệnh lý này sẽ gây mất cân bằng cấu trúc cột sống, khiến đĩa đệm, mô sụn phải chịu áp lực lớn hơn. Từ đó, quá trình thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là:
- Rễ thần kinh bị chèn ép, khiến mức độ cơn đau nghiêm trọng trọng. Thậm chí, người bệnh còn cảm thấy bỏng rát, khó chịu, nhức nhối ở ngay dây thần kinh.
- Gai cột sống: Nguyên nhân là khi xuất hiện thoái hóa cột sống, cơ thể sẽ có cơ chế tích tụ canxi tại đốt sống để sửa chữa. Từ đó, làm cho các gai xương hình thành. Những gai xương phát triển sẽ khiến dây thần kinh, dây chằng,các mô mềm bao xung quanh bị chèn ép hay làm cho lỗ liên hợp đốt sống bị hẹp.
- Gia tăng mắc các bệnh xương khớp khác như gù vẹo cột sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm…
- Chất lượng cuộc sống bị suy giảm: Khi các cơn đau gia tăng sẽ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, hạn chế vận động…
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào?
Thoái hóa cột sống mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến cuộc sống, sinh hoạt bị tác động nghiêm trọng. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng, các bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc Tây được bác sĩ kê đơn để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Mục đích là nhằm giảm cơn đau cho người bệnh.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Loại thuốc này có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa viêm do thoái hóa cột sống gây ra. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ dùng trong thời gian ngắn để tránh gây xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày và tăng nguy cơ đột quỵ.
- Tiêm corticoid tại chỗ: Loại thuốc này chỉ được chỉ định khi bệnh gây ra biến chứng nặng nhằm chống viêm, giảm đau.
- Thuốc ức chế IL1 (Diacerein): Thuốc có tác dụng chống viêm. Đặc biệt loại thuốc này có thể dùng trong thời gian dài để giảm đau nhức và giảm viêm do bệnh gây ra.
- Piascledine: Đây là loại cao, dùng ở dạng bôi ngoài nhằm thúc đẩy cơ thể sản sinh sụn khớp và collagen để bôi trơn vùng khớp.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Những loại thuốc này dùng để tái tạo, phục hồi sụn khớp, đĩa đệm. Đồng thời, tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, các mô sụn.
Vật lý trị liệu
Để gia tăng hiệu quả, người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc Tây cùng vật lý trị liệu. Thông thường, những phương pháp vật lý trị liệu thường được dùng là:
- Sử dụng tia hồng ngoại.
- Lựa chọn các bài tập phù hợp với bệnh.
- Sử dụng suối khoáng, bùn nóng.
- Áp dụng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt.
- Áp dụng bài tập cơ dựng lưng.
- Thực hiện kéo nắn cột sống.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ áp dụng khi những phương pháp trên không hiệu quả. Thông thường, điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng cho những trường hợp dưới đây:
- Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng và có kèm với thoát vị đĩa đệm.
- Đau thần kinh tọa kéo dài, hay tái phát do triệu trượt đốt sống.
- Biến chứng hẹp ống sống.
- Rễ thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng.
- Mức độ thoái hóa nghiêm trong ở đĩa đệm.
Chăm sóc và phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào?
Để hỗ trợ điều trị bệnh và góp phần phòng ngừa, chúng ta cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Cần thực hiện đi đứng, nằm, ngồi đúng tư thế. Không để bản thân làm việc quá sức, hạn chế mang vác đồ nặng.
- Mỗi ngày dành ra 15 – 30 phút để tập luyện như đị bộ, yoga, khiêu vũ, bơi lội…
- Hạn chế và tốt nhất là không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
- Giữ cho tâm lý ổn định, thoải mái, tránh thức khuya…
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hàng ngày, đặc biệt là canxi, vitamin D.
- Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh để thừa cân, béo phì.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thoái hóa cột sống thắt lưng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt