Thoái hóa cột sống cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Thoái hóa cột sống cổ chỉ không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà hiện nay, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách điều trị như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Nội dung bài viết
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh gì?
Thoái hóa cột sống cổ là phần cột sống bị suy thoái. Vì thế, bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay những người trẻ tuổi cũng mắc bệnh này với nguyên nhân chủ yếu là thói quen không lành mạnh của giới trẻ.
Thoái hóa cột sống cổ gây nên nhiều phiền toái và đau đớn cho người bệnh. Do đó, chúng ta cần sớm phát hiện để được điều trị kịp thời và tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ. Và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Thoái hóa cột sống cổ do đĩa đệm bị mất nước
Đĩa đệm có vai trò rất lớn trong việc giảm lực ma sát và giảm sốc cho cơ thể khi cử động ở phần cổ. Nó giống như một lớp đệm dày được đặt xen kẽ ở các đốt sống. Theo thời gian, lớp đệm này dần dần bị mất đi chất nhầy và nước, làm cho chúng trở nên khô hơn so với lúc trước. Vì thế, khi cử động sẽ dẫn đến cọ xát với xương khớp và gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
Cột sống cổ bị thoái hóa do chấn thương
Trong trường hợp người bệnh bị tai nạn hay gặp bất kỳ một sự cố nào đó khiến cho cột sống cổ bị tổn thương. Chính sự tổn thương này là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nguy cơ bị thoái hóa.
Thoái hóa cột sống cổ do sự tăng sinh quá mức của xương
Trong quá trình phát triển của cơ thể, xương sẽ được tăng sinh để tạo sự chắc chắn cho cột sống. Tuy nhiên, việc tăng sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gai xương. Phần gai xương này sẽ chèn ép lên các cơ quan khác, trong đó có cả dây thần kinh và tủy sống và gây ra đau đớn cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm bị thoát vị sẽ xuất hiện các vết nứt ở phần cột sống, khiến cho chất nhày bôi trơn khớp bị thoát ra ngoài và tràn vào các dây thần kinh cũng như tủy sống. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức, tê mỏi vai, cổ rồi lan xuống cánh tay và thoái hóa.
Cột sống cổ bị thoái hóa do giảm độ cứng của dây chằng
Dây chằng có vai trò quan trọng trong việc kết nối các đốt xương với nhau. Theo thời gian, chức năng của bộ phận này sẽ dần mất đi sự đàn hồi và dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống cổ, khiến cổ bị căng cứng, đau mỗi khi cử động.
Yếu tố nguy cơ cột sống cổ bị thoái hóa
- Nhân viên văn phòng phải ngồi lâu một chỗ, công việc ít vận động, thường xuyên cúi ngừa người và mang vác vật nặng.
- Người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như kê gối cao khi ngủ, ngồi gù lưng, mang vác vật nặng bằng đầu, tập luyện quá sức…
- Người có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các vitamin và khoáng chất, magie, canxi…
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống cổ.
- Những người bị viêm khớp trong thời gian dài cũng làm cho cột sống cổ bị thoái hóa.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ
Trong giai đoạn đầu, người bị thoái hóa cột sống cổ thường chưa có triệu chứng gì đặc biệt nên bệnh nhân ít khi chú ý. Chỉ khi người bệnh thấy đau, khó chịu vùng cổ thì mới đi khám, nhưng lúc này bệnh đã trở nên trầm trọng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, ngay khi phát hiện một trong những triệu chứng sau thì nên đi thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp:
- Khó khăn và hạn chế khi vận động các động tác liên quan đến cột sống cổ như xoay, cúi hay ngửa cổ.
- Có cảm giác co cứng hay đau cột sống cổ hoặc các cơ cạnh cột sống cổ. Tình trạng đau tăng lên khi mệt mỏi, căng thẳng hay duy trì một tư thế trong thời gian dài…
- Người bệnh gặp phải triệu chứng rối loạn phản xạ, rối loạn cảm giác hay tối loạn vận động.
- Xuất hiện hội chứng rễ thần kinh cổ bị chèn ép với biểu hiện rõ ràng như đau từ cổ ra sau gáy, rồi sang vai và lan xuống hai tay.
- Tủy cổ bị chèn ép thường gặp ở giai đoạn muộn của người bệnh do hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
- Khi cột sống cổ bị thoái hóa, người bệnh có thể sẽ gặp phải các biểu hiện như đau hai hốc mắt, vùng chẩm, vùng thái dương kèm hoa mắt, ù tai. Tình trạng đau xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều.
- Ngoài ra người bệnh còn gặp phải hội chứng Lhermitte tức là thoái hóa đa xơ cứng đốt sống cổ.
Điều trị thoái hóa cột sống cổ
Điều trị thoái hóa cột sống cổ cũng giống như thoái hóa cột sống thắt lưng với mục đích chính là giảm đau và ngăn ngừa tổn thương liên quan. Đồng thời, làm hạn chế đến mức tối đa những tổn thương lên hệ thần kinh và tủy sống, giúp người bệnh ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Do đó tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau. Cụ thể:
Vật lý trị liệu
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, phương pháp xoa bóp vùng cổ hay kéo giãn là được ưu tiên sử dụng để làm giảm cơn đau nhanh chóng.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được bác sĩ kê đơn thuốc tùy theo tình hình cụ thể của người bệnh. Trong đó, có một số loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc giãn cơ có tác dụng giảm đau như cyclobenzaprine.
- Thuốc chống động kinh, giúp giảm đau trong các trường hợp thoái hóa chèn ép vào các dây thần kinh như: Pregabapentin, gabapentin.
- Các loại thuốc kháng viêm giảm đau nhưng không chứa thành phần steroid. Tuy nhiên, thuốc này cần sử dụng với liều lượng phù hợp.
- Thuốc chứa corticosteroid có thể dùng để tiêm hoặc dưới dạng uống nếu cơn đau trở nên trầm trọng, làm ảnh hưởng không tốt đến đời sống người bệnh.
Điều trị bằng đông Y
Nếu Tây y thường gây ra tác dụng phụ khi sử dụng thì Đông y lại có ưu điểm là lành tính, an toàn vì sử dụng các thảo dược thiên nhiên cho những bài thuốc. Tuy nhiên, đông y cần điều trị trong thời gian dài vì tác dụng chậm nên người bệnh phải kiên trì mới đạt được hiệu quả.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Thoái hóa đốt sống cổ có thể điều trị bằng nhiều cách, trong đó có cả phẫu thuật nhưng ít khi được chỉ định. Nếu người bệnh đã điều trị bằng vật lý trị liệu hay dùng thuốc nội khoa mà không cải thiện, thậm chí tình hình còn nặng nề hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.
Chế độ chăm sóc, phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Chăm sóc, phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
- Người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ cần có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh như ngủ đúng giờ, ngồi, nằm… đúng tư thế.
- Tăng cường vận động và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Hạn chế mang vác vật nặng.
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và sử dụng các chất kích thích, bia, rượu, hút thuốc lá…
Thoái hóa cột sống cổ không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng không vì thế mà người bệnh chủ quan. Trường hợp bệnh kéo dài mà không được can thiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến thoái hóa, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị kịp thời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt