Viêm khớp sụn sườn: Hiểu đúng để điều trị hiệu quả
Viêm khớp sụn sườn không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Nó có thể tự khỏi sau một thời gian hoặc thuyên giảm ngay sau khi sử dụng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Tuy nhiên, việc không hiểu biết rõ về những cơn đau do bệnh này gây ra có thể khiến người mắc lo lắng, hoang mang. Do đó, các bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu đúng về căn bệnh và có hướng điều trị hiệu quả.
Nội dung bài viết
Những thông tin cơ bản về viêm khớp sụn sườn
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh:
Định nghĩa viêm khớp sụn sườn
Viêm khớp sụn sườn còn được gọi tắt với cái tên viêm sụn sườn. Đây là một bệnh với biểu hiện đau ở thành ngực. Lí do là bởi những khớp nối giữa xương ức và sụn xương sườn vị viêm, dẫn đến cảm giác căng tức và đau cho người bệnh.
Với bệnh lý này, bệnh nhân có thể bị viêm ở một số các vị trí như: khớp ức đòn, khớp ức sườn, khớp sụn sườn hoặc bị viêm ở nhiều chỗ cùng lúc. Nó gây lên hiện tường đau nhói ở ngực và khi bệnh nhân vận động hoặc ngực bị đè ép thì cảm giác đau sẽ tăng lên.
Viêm khớp sụn sườn có phải là căn bệnh hiếm gặp
Việc thống kê số lượng người từng bị viêm khớp sụn sườn không phải dễ dàng. Lý do bởi đây là bệnh lý không nguy hiểm, lại có thể tự thuyên giảm mà không cần đến sự trợ giúp y tế. Một số người khi bị viêm khớp sụn sườn còn không biết rằng mình đang bị bệnh nên không đến cơ sở y tế để thăm khám. Do đó, việc thống kê cụ thể con số những người thực sự mắc bệnh gặp hạn chế.
Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính rằng, cứ trong khoảng 10 bệnh nhân bị đau ngực thì sẽ có từ 1 tới 3 người do nguyên nhân cơ xương. Trong đó, có yếu tố là do viêm sụn sườn.
Ai là đối tượng dễ bị viêm sụn sườn nhất
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ bị viêm sụn sườn. Khuynh hướng bệnh ảnh hưởng tới người trẻ, đặc biệt là ở đối tượng thanh thiếu niên sẽ thường cao hơn. Cụ thể thì những đối tượng sau sẽ dễ mắc bệnh:
- Trẻ em, thanh thiếu niên ở trong độ tuổi giao động, từ 10 tuổi tới 21 tuổi.
- Phụ nữ (tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới chiếm đến 70% số các ca mắc).
- Những người có hệ đề kháng thấp.
- Những người có thể trọng thừa cân, béo phì.
- Những người có thói quen hút thuốc lá nhiều và trong thời gian dài.
- Những người đang bị một số những bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, bệnh về tuyến giáp.
- Những người bị các bệnh về khớp.
- Những người nhiễm một số bệnh rối loạn tự miễn.
- Những người có các bệnh đau sợi cơ Fibromyalgia
- Những người đã từng bị hội chứng Tietze.
Nguyên nhân gây viêm sụn sườn
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các cơn đau ngực. Với những cảm giác đau ở vùng ngực, bệnh viêm sụn sườn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với một số các bệnh lý khác như hội chứng Tietze hoặc bệnh Bornholm. Tuy nhiên, cơ chế của các bệnh lý này khác với viêm sụn sườn và cũng sẽ có những phương thức điều trị khác nhau.
Đối với bệnh viêm sụn sườn, các chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể xảy ra khi sức khỏe bị ảnh hưởng bởi một số những nguyên nhân như:
- Người bệnh tập luyện thể dục thể thao quá sức.
- Do thực hiện thao tác nâng vác vật nặng quá tải một cách đột ngột.
- Những chấn thương mạnh tác động đến các cơ xương ở vùng ngực.
- Tình trạng ho mạnh, ho dai dẳng kéo dài khiến cho các cơ xương tại vùng ngực chịu tác động quá nhiều.
- Vấn đề nhiễm trùng khớp.
- Do nhiễm một số loại virus như virus lao phổi, vi khuẩn gây bệnh giang mai….
- Mắc bệnh viêm khớp mãn tính…
- Sự xuất hiện của những khối u tại vùng sụn sườn. Dù là khối u lành tính hay ác tính thì đều có thể gây ra hiện tượng viêm khớp sụn sườn.
Chẩn đoán và điều trị viêm khớp sụn sườn như thế nào?
Khi có một số những biểu hiện đau tức vùng ngực, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Phương thức chẩn đoán viêm sụn sườn
Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh viêm khớp sụn sườn cho bệnh nhân dựa trên những phương pháp sau:
- Khám lâm sàng
Việc khám lâm sàng sẽ được thực hiện bằng cách bác sĩ trực tiếp sờ, nắn, nghe… lên vùng ngực của bệnh nhân. Kiểm tra xem mức độ tác động ngoại lực lên vùng xương sụn sườn như thế nào thì sẽ gây đau cho bệnh nhân.
Đồng thời, sẽ kết hợp thu thập các biểu hiện và triệu chứng mà bệnh nhân cung cấp để làm cơ sở xác định nguyên nhân. Sau đó, sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các biện pháp thăm khám chuyên sâu khác nếu cần thiết.
- Khám chuyên sâu
Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-quang và xét nghiệm máu. Việc chụp X-quang tại vùng ngực sẽ cho phép bác sĩ quan sát được những tổn thương hoặc các hình ảnh bất thường bên trong cơ thể người bệnh.
Còn xét nghiệm máu sẽ giúp phân biệt được viêm sụn sườn và một số bệnh lý gây đau ngực tương tự khác. Ví dụ như bệnh Bornholm do virus coxsackie B, virus coxsackie A hay echovirus.
Các biện pháp điều trị
Với một số bệnh nhân bị viêm sụn sườn ở thể nhẹ, bệnh sẽ có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc thậm chí vài ngày. Việc điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp khác nhau để cải thiện tình trạng nhanh chóng cho bệnh nhân.
Một số những biện pháp thường được sử dụng bao gồm:
- Dùng các loại thuốc giảm đau
Các thuốc có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau như Ibuprofen hay Naproxen sẽ thường được chỉ định cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ về những bệnh lý tiền sử của mình như bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, bệnh dạ dày hoặc tăng huyết áp.
Đồng thời, nếu như bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc chống đông như warfarin thì cũng sẽ không được sử dụng những loại thuốc này.
- Dùng biện pháp chườm nhiệt
Để giảm cảm giác đau thì bệnh nhân có thể sử dụng biện pháp chườm nhiệt. Chườm trực tiếp lên vùng sụn sườn ức đang bị viêm.
- Tiêm thuốc cortisone
Khi việc dùng thuốc giảm đau thông thường hay chườm nhiệt không có tác dụng thì các bác sĩ buộc phải tiến hành tiêm thuốc cortisone cho bệnh nhân. Loại thuốc này có tác dụng nhanh và mạnh, sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu các cơn đau khó chịu.
- Biện pháp phong bế dây thần kinh liên sườn
Những trường hợp bị viêm khớp sụn sườn quá nặng sẽ cần phải sử dụng biện pháp này. Tại vùng xương sườn bị viêm, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau để phong bế các dây thần kinh liên sườn tại đó và giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau.
- Biện pháp không dùng thuốc
Ngoài những biện pháp trên, bệnh nhân còn có thể được hỗ trợ giảm đau bằng một số biện pháp không sử dụng thuốc khác. Ví dụ như châm cứu, các bài tập kéo dãn nhẹ nhàng, kích thích thần kinh bằng điện xuyên da…
Trên đây là một số những thông tin liên quan đến bệnh viêm khớp sụn sườn. Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin về bệnh để việc điều trị hiệu quả, an toàn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt