Viêm đa khớp dạng thấp là gì và những thông tin liên quan đến bệnh

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh không hiếm gặp. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ cung cấp những thông tin cụ thể giải đáp vấn đề viêm đa khớp dạng thấp là gì cho những ai quan tâm.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp còn được gọi với cái tên ngắn gọn là viêm khớp dạng thấp. Vậy chính xác thì viêm đa khớp dạng thấp là gì? Đây là một căn bệnh mãn tính, nó xảy ra do tình trạng cơ thể bị rối loạn tự miễn từ nguyên nhân hệ thống miễn dịch xảy ra vấn đề và tự tấn công chính các tế bào trong cơ thể.

viem-khop-dang-thap_13
Hình ảnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp khiến cho tình trạng viêm nhiễm xảy ra, gây đau, sưng khớp và cứng khớp cho người bệnh. Thường thì viêm khớp dạng thấp hay xảy ra ở các bộ phận như khớp tay, khớp chân, khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp gối và khớp lưng… Ngoài ra, nó còn có thể khiến cho nhiều bộ phận khác của cơ thể bị tổn thương, ví dụ như da, mạch máu, phổi, tim, mắt…

2. Các nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân cụ thể gây ra viêm khớp dạng thấp. Nhưng chỉ cần hiểu qua một số những nguyên nhân cơ bản sau cũng có thể giúp chúng ta phần nào hiểu được viêm đa khớp dạng thấp là gì:

2.1. Hệ thống miễn dịch có vấn đề

Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động với nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ, các mầm mống gây bệnh. Tuy nhiên, khi có một vài vấn đề nào đó xảy ra khiến cho cơ chế này bị sai lệch và hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào lành lặn thành tế bào lạ thì sẽ tấn công cả những tế bào khỏe mạnh.

Đặc biệt là khi các tế bào bị nhầm lẫn này là lớp màng bao quanh khớp – màng synovium. Nó dẫn đến tình trạng lớp màng synovium này ngày một dày lên do hiện tượng viêm. Sau đó, quá trình sụn và xương trong khớp bị bào mòn, phá hủy là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

2.2. Tính liên kết giữa gân và dây chằng giảm

Có thể vì các lý do nội tại và lý do ngoại tại mà tính liên kết giữa các gân cũng như dây chằng bị suy yếu. Nó làm cho khớp xương biến dạng và là một phần nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp.

2.3. Do nguyên nhân di truyền

Khi trong gia đình có người thân từng bị viêm đa khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn ở các thế hậu sau. Có thể các gen không là nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm khớp dạng thấp nhưng nó lại khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể nhạy cảm hơn. Các vi khuẩn, vi rút nhất định nào đó có thể xâm nhập và khiến bệnh phát triển.

3. Những triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Để có thể hiểu hơn viêm khớp dạng thấp là gì, chúng ta cũng cần biết rõ đâu là những triệu chứng cơ bản của bệnh. Thường thì người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp và xơ cứng vùng khớp bị bệnh ở một số thời điểm nhất định. Các cơn đau xuất hiện nặng nhẹ theo từng giai đoạn của bệnh.

Bệnh gồm 4 giai đoạn, thể hiện các mức độ phát triển khác nhau của tình trạng viêm khớp dạng thấp. Theo đó, giai đoạn 3 và giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất. Ở các giai đoạn này, bệnh nhân sẽ gặp các cơn đau và sưng khớp liên tục với cường độ mạnh. Việc vận động cũng bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt là vào buổi sáng. Ở một số bệnh nhân sẽ nhanh chóng xuất hiện các nốt sần biến dạng ở vùng bị tổn thương.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số những triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Mắt bị ngứa hoặc bỏng.
  • Có các nốt sần lạ trên da.
  • Xuất hiện hiện tượng ngứa và tê da.
  • Hơi thở ngắn, yếu .
  • Sốt cao.

4. Những ai dễ mắc phải viêm đa khớp dạng thấp

Việc biết được viêm đa khớp dạng thấp là gì cũng gần đồng nghĩa với việc nắm được các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Theo tổng hợp và đánh giá của các chuyên gia, những đối tượng thường hay bị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phụ nữ.
  • Người lớn tuổi.
  • Người có người thân bị viêm khớp dạng thấp.
  • Người hút thuốc lâu năm.
  • Người sinh sống và làm việc trong môi trường phơi nhiễm amiang, silica.
  • Người bị béo phì.

5. Chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp 

Khi có một số những biểu hiện sưng đau ở các vùng khớp, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để mau chóng xác định được chính xác bệnh trạng. Khi đi thăm khám, bệnh nhân sẽ được thực hiện các biện pháp chẩn đoán như sau:

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh nhân sẽ được các chuyên gia thăm hỏi về các biểu hiện mà bản thân gặp phải. Đồng thời, bác sĩ sẽ trực tiếp quan sát và kiểm tra mức độ tổn thương từ bên ngoài vùng khớp nghi ngờ bị bệnh.

viem-khop-dang-thap_12
Chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấp

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng sẽ được đề cập đến. Ví dụ như người bệnh có đang hút thuốc hay tiếp xúc với môi trường phơi nhiễm hay không? Có ai trong gia đình từng mắc viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý về xương khớp khác không? Nó sẽ hỗ trợ phần nào cho việc xác định xem nguyên nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp là gì ở từng trường hợp.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

Sau đó, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định tiến hành chụp X-quang. Thông qua phim chụp X-quang, những tổn thương bên trong sụn khớp và tiến triển của nó sẽ được thể hiện một cách rõ ràng. Các bác sĩ sẽ dựa vào đó để xem xét được tình trạng bệnh mà bệnh nhân gặp phải.

4.3. Xét nghiệm máu

Một số các xét nghiệm máu sẽ được thực hiện. Chủ yếu đối với bệnh nhân bị nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp thì sẽ cần xác định tốc độ lắng hồng cầu và protein phản ứng C. Nếu các chỉ số này tăng thì nó có thể cho thấy các phản ứng viêm khớp trong cơ thể đã đang xảy ra.

Bên cạnh đó thì việc xét nghiệm máu cũng sẽ xác định thêm một số những yếu tố khác khẳng định được vấn đề của bệnh. Ví dụ như kháng thể Peptide Citrullinated chống Cyclic hoặc yếu tố thấp khớp.

5. Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Một số các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cơ bản dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan hơn nữa vấn đề viêm đa khớp dạng thấp là gì:

5.1. Sử dụng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng giúp người bệnh cải thiện được các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp. Giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng tấy, tăng cường vận động linh hoạt.

viem-khop-dang-thap_14
Thuốc Tây y chữa viêm khớp dạng thấp cho hiệu quả nhanh

Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm: Thuốc chống viêm không Steroid, Corticosteroid, thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh, thuốc sinh học… Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng phụ. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.

5.2. Phẫu thuật

Để ngăn ngừa và giúp các tổn thương khớp được hạn chế, người bệnh có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ giúp khôi phục một số phần khớp bị hư hại và tăng khả năng vận động của chúng.

Viêm khớp dạng thấp thường hay gặp ở lứa tuổi khá trẻ, từ 20 đến 49 tuổi. Việc mắc phải viêm khớp dạng thấp khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh gặp khá nhiều bất tiện. Vì vậy, bất cứ ai cũng nên có những kiến thức cơ bản liên quan đến viêm đa khớp dạng thấp là gì để sử dụng khi cần thiết.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7