Đau khớp mùa lạnh nỗi ám ảnh của bất cứ ai
Theo kết quả nghiên cứu có đến 2/3 bệnh nhân bị bệnh xương khớp cho biết họ cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều khi thời tiết chuyển mùa. Vì vậy, mỗi năm đến mùa mưa bão hoặc mùa lạnh cuối năm, họ trở nên lo lắng, thậm chí sợ hãi khi nghĩ đến những cơn đau. Nỗi sợ ấy càng lớn hơn khi họ là lao động chính trong gia đình.
Anh Lương (49 tuổi, Hà Nội) tâm sự: “Tôi bị viêm khớp gối đã nhiều năm, cứ trời lạnh là gối tôi đau nhức, có hôm phải nghỉ làm để đi tiêm, nặng hơn con không tự mặc được quần áo. Nhiều lúc phải nhờ tới sự hỗ trợ của vợ. Trong khi tôi lại là lao động chính trong nhà, nhiều lúc bất lực mà không biết làm thế nào? Chẳng may bị tàn phế thì ai lo cho vợ con tôi.”
Ai đã một lần trải qua cơn đau khớp trong mùa lạnh chắc sẽ hiểu được cảm giác khó chịu đi kèm với nỗi lo của anh Lương không phải là vô cớ. Cái lạnh, mưa ẩm bên ngoài như len lỏi vào từng khe khớp, buốt đến tận xương tủy mà không cách nào ngăn lại được. Với những người lớn tuổi hoặc bị đau khớp mãn tính như anh Kiên trong câu chuyện trên thì cảm giác đau đớn khi trời lạnh còn kinh khủng hơn.
Cơn đau tăng giảm bất thường khiến người bệnh không thể đi lại, đứng ngồi, càng không thể làm những công việc liên quan đến chân tay như bình thường được. Hiệu quả lao động giảm sút, thu nhập cũng giảm sút theo nhưng vì cần tiền thuốc nên nhiều người dù đau “thấu trời” cũng phải cố gắng làm việc. Điều này lý giải vì sao hầu hết những người đau khớp đểu cảm thấy “chán đời” và mệt mỏi khi mùa mưa rét đến.
Mặc dù chịu đau nhức triền miên nhưng phần lớn người bệnh lại không hiểu vì sao khớp lại đau nhiều hơn khi trời lạnh.Các chuyên gia đã lý giải vấn đề này bằng những căn cứ hết sức khoa học và rõ ràng. Cơn đau xương khớp có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng lại đặc biệt gia tăng vào mùa lạnh. Bởi, vào mùa mưa lạnh, cơ thể có khuynh hướng giảm lưu thông máu để dự trữ năng lượng. Điều này khiến cho dịch khớp không được sản sinh nhiều và lưu thông kém xung quanh sụn khớp và xương dưới sụn. Dịch khớp làm giảm độ ma sát cho khớp nên khi ít đi sẽ làm cho hai đầu sụn khớp và xương dưới sụn vốn hư tổn chà sát vào nhau nhiều hơn và gây đau tăng lên.
Cùng với nhiệt độ giảm, áp suất khí quyển cũng giảm và độ ẩm lại tăng lên khiến các khớp bị giãn ra, chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh sụn khớp và xương dưới sụn hư tổn. Lúc này, bệnh nhân sẽ càng cảm nhận các cơn đau khớp rõ mồn một.
Đau khớp là một chuyện, cứng khớp mùa lạnh còn khủng khiếp hơn. Cứng khớp làm cho bệnh nhân không di chuyển được, chỉ cần trở mình nhẹ cũng đủ đau “thấu trời”. Cô Phương (Vĩnh phúc) chia sẻ: “Sợ nhất là mùa mưa và mùa lạnh cuối năm, cứ tối đến thì xương khớp của tôi lại bị cứng, chân tay không duỗi nổi. Uống thuốc giảm đau, thoa dầu rồi xoa bóp một hồi thì đỡ nhưng sau đó lại bị đau tiếp. Vào mùa mưa bão, tôi gần như không ngủ được, sáng thì không ngồi dậy nổi vì lưng cứng và đau nhiều. Thật sự khó chịu vô cùng!”
Theo Cục Kiểm soát Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), 80% số bệnh nhân xương khớp có biểu hiện hạn chế cử động, đơ cứng khớp. Đây là dấu hiệu sớm của tàn phế khớp nếu không cải thiện kịp thời. Hiệp hội Lão khoa Mỹ cũng cảnh báo, 64% số người bị cứng khớp có nguy cơ gánh chịu hậu quả nặng hơn, thậm chí bị tàn phế trong tương lai. Vì thế, cơn đau gia tăng vào mùa lạnh kéo theo nỗi lo tàn phế ở những người bệnh là điều dễ hiểu.
Cuộc sống trọn vẹn, không còn nỗi lo tàn phế vì đau khớp mùa lạnh
Với những bệnh nhân khớp, càng lo lắng về hậu quả của cơn đau khớp bao nhiêu thì mong muốn cải thiện dứt điểm đau khớp càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Họ mong muốn mau chóng tìm được cách giúp họ “khống chế” các cơn đau và dần dần “giã từ” nó để có thể tiếp tục được làm việc, lao động và … “sống” đúng nghĩa.
Những việc làm sau sẽ giúp người bệnh khớp hạn chế các cơn đau khớp mùa lạnh, tìm lại niềm vui tận hưởng cuộc sống :
– Giữ ấm cơ thể: Vào mùa lạnh, những người lớn tuổi nên cố gắng giữ ấm cơ thể bằng áo ấm, khăn choàng cổ, găng tay… Tắm nước nóng và hạn chế bị ướt mưa hoặc đi ra nơi có gió. Cơ thể càng ấm càng ít bị đau hơn.
– Vận động, tập luyện nhẹ nhàng: Với người bị bệnh khớp, không nên tuyệt đối ngưng hoạt động. Nên chia nhỏ các động tác thể dục, mỗi ngày tập khoảng 3 lần/ngày, mỗi bài tập từ 5- 10 phút, tập nhẹ nhàng, hít thở sâu. Nên đến các cơ sở vật lý trị liệu uy tín để các bác sĩ hướng dẫn các động tác tập luyện. Loại bỏ các thói quen không tốt cho khớp như ngồi xổm, xếp bằng, lên xuống cầu thang nhiều lần, khiêng vác nặng hoặc không đúng tư thế.
– Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ làm giảm huyết áp và cân nặng, cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ đau khớp. Theo đề xuất của giới y khoa, người hơn 20 tuổi nên ăn đủ 25-30g/ngày, bệnh nhân khớp có thể ăn nhiều hơn con số này vì chất xơ rất có lợi cho bệnh khớp. Chất xơ tốt có trong đậu đỗ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt vỏ cứng và các loại rau không có tinh bột.
– Hạn chế dùng thuốc giảm đau nhanh: Khi đau và cứng khớp có thể chườm nóng vùng khớp bị cứng hoặc xoa dầu, bóp nhẹ khu vực cứng khớp. Hạn chế dùng các loại thuốc giảm đau nhanh thông thường vì chúng chỉ giảm các triệu chứng đau tạm thời, không có tác dụng tận gốc. Mặt khác, dùng lâu dài có thể gây ra các tác động không tốt đến dạ dày, tim mạch, gan, thận.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt