Viêm khớp dạng thấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Nội dung bài viết
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Bệnh xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Biểu hiện mà người bệnh cảm nhận được là đỏ sưng dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của còn thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
1. Theo tây y
Đây là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố gây nên một tình trạng viêm không đặc hiệu, mạn tính. Màng hoạt dịch khớp ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng. Diễn biến kéo dài tiến triển thành từng đợt, có xu hướng tăng dần. Dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động của khớp.
- Tác nhân gây bệnh: Các tác nhân gây bệnh có thể do virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
- Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
- Yếu tố di truyền: Viêm đa khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (Gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, chỉ 30% là ở cộng đồng).
- Các yếu tố bên ngoài: Môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.
2. Theo đông y
Bệnh viêm khớp dạng thấp do vệ khí của cơ thể không đầy đủ. Các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc. Từ đó làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, đỏ nóng, đau các khớp. Do người già can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương, khớp xương bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo và khớp bị dính,…
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
- Tính đối xứng: Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp đó là tính đối xứng. Người bệnh thường bị viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay.
- Cứng khớp buổi sáng: Mỗi sáng thức dậy các khớp bị cứng không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường.
- Đau khớp: Biểu hiện tiếp theo là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân.
- Viêm đau: Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên.
- Biến dạng khớp: Nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thì việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe cũng như đẩy lùi được bệnh tật.
Các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,… có nhiều Acid béo Omega-3 là chất béo rất tốt cho sức khỏe của xương khớp. Chất béo này giúp ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp. Ngoài ra còn giúp người bệnh không bị cứng khớp vào buổi sáng cũng như hạn chế các cơn đau xương khớp.
Người bị viêm khớp dạng thấp cũng nên có chế độ ăn nhiều rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh… Các thực phẩm giàu vitamin C, D, E như: đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch… có tác dụng tốt cho khớp.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt