Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng và khi bị chèn ép sẽ lan xuống chân.
Trên cơ thể người bình thường có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng), giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc, xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân leo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm xóc của cơ thể.
Thoát vị địa đệm cột sống lưng là hiện tượng đĩa đệm bị dịch ra khỏi vị trí bên trong cột sống lưng gây ra nhưng cơn đau tại vùng thắt lưng hoặc vùng chuyển giao giữa thắt lưng và phần xương cùng. Vị trí đĩa đệm thoát vị phổ biến ở đốt sống lưng L4 – L5 và S1 do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống.
2. Nguyên nhân
Tuổi tác: Theo thời gian quá trình tuổi tác dẫn đến sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài sẽ làm thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: các công việc văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai.. sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
Chấn thương: Các chấn thương trong lao động, sinh hoạt, thể thao,… sẽ khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
Bẩm sinh: Nhiều người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
Thừa cân, béo phì: Khiến cột sống thắt lưng bị quá tải dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là khi trọng lượng càng tăng càng khiến cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực, đĩa đệm nhanh bị thoái hóa và tổn thương.
3. Triệu chứng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên cơn đau chạy dọc từ vùng thắt lưng đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân. Nguyên nhân là do khối thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh to và dài nhất cơ thể). Cơn đau thường đột ngột xuất hiện sau khi gắng sức hoặc sau mỗi lần bước hụt chân, đau tăng khi về đêm.
Người bệnh phải đối mặt cùng lúc cơn đau do thoát vị đĩa đệm và đau do thần kinh tọa. Khi khối thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị tê tay hoặc chân thường xuyên. Ở đầu ngón tay và ngón chân có cảm giác tê bì, ngứa râm ran như kim chích hay kiến bò. Đôi khi, bệnh nhân còn bị ngứa và khó chịu ở khe ngón tay, ngón chân. Triệu chứng tê buốt còn lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân.
Cảm giác tê bì biểu hiện rõ khi người bệnh duỗi hoặc gấp tay, gấp chân, dẫn đến tình trạng đi lại không vững, dễ té ngã. Ngoài ra cơ thể người bệnh còn kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân…
4. Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hiện nay
4.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tân dược
Thuốc tân dược chỉ có tác dụng giảm đau triệu chứng, không có khả năng điều trị tận gốc bệnh thoát vị đĩa đệm.Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, không nên dùng tân dược kéo dài quá 4 tuần. Các dòng tân dược giảm đau chống viêm thường gây ra các tác dụng phụ nguy hại nếu người sử dụng điều trị sai cách, dùng quá liều.
4.2. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y
Trên thực tế việc sử dụng điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y đang được nhiều người bệnh sử dụng. Bởi các biện pháp này giúp cải thiện tốt các triệu chứng giảm đau, co cứng cơ hay hội chứng rễ thần kinh vì độ an toàn, nhất là khi quá trình điều trị bệnh phải kéo dài ít nhất từ 3 – 6 tháng.
4.3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu
Trong y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thuộc phạm vi “chứng tý” với các bệnh danh như: Yêu thống, yêu cước thống, tọa cốt phong… Về điều trị, thường dùng các phương pháp như: phương pháp sử dụng thuốc, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt…
Trong đó xoa bóp là một trong những phương pháp có hiệu quả tốt, xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu, các cơ quan cảm thụ làm thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết. Trên hệ cơ xương khớp, xoa bóp có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa, phục hồi chức năng vận động.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là một bệnh phổ biến thường gặp ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi thường khó điều trị dứt điểm, mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nếu lựa chọn được đúng phương pháp phù hợp, bệnh nhân vẫn hoàn toàn có thể được điều trị khỏi nếu như được phát hiện sớm, đồng thời để không bị mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng mọi người cần xây dựng một lối sống khoa học, thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh tránh biến chứng nguy hiểm dẫn đến bại liệt suốt đời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt