Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
Viêm khớp phản ứng là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 20 – 40, do đó nó ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Những kiến thức cơ bản về viêm khớp phản ứng dưới đây sẽ giúp bạn chủ động trong phòng ngừa và hiệu quả điều trị bệnh.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp phản ứng là gì?
Viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp xảy ra khi một bộ phận của cơ thể bị nhiễm trùng như đường ruột, đường tiết niệu hay bộ phận sinh dục. Khi đó, khớp sẽ bị sưng và đau mỏi, tiêu biểu là ở khớp đầu gối, mắt cá chân, bàn chân. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, viêm khớp phản ứng có thể gây viêm da, viêm niệu đạo, viêm mắt. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 1 – 3 tuần sau khi cơ thể bị nhiễm trùng.
Tiên lượng sống của người bệnh viêm khớp phản ứng đa phần không bị ảnh hưởng, đa số các trường hợp mắc bệnh sẽ thuyên giảm sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ bị tái phát bệnh thành nhiều đợt. Người bệnh có chứa kháng nguyên HLA-B27 có tỷ lệ tái phát bệnh cao hơn người bình thường. 15 – 30% người bệnh viêm khớp phản ứng phát triển mãn tính thành viêm cột sống dính khớp.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng
Có khoảng 20% người bệnh mắc viêm khớp phản ứng không tìm được nguyên nhân cụ thể. 80% còn lại nguyên nhân chủ yếu được xác định là do một số loại vi khuẩn được tìm thấy ở các bệnh lý như:
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: do vi khuẩn Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục: thường do nhiễm khuẩn Chlamydia Trachomatis
- Nhiễm khuẩn lao hệ thống
- Viêm gan
- Viêm đường ruột mãn tính, viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng do:
- Di truyền: Những người bị tình trạng này có một phân tử nhất định trên tế bào được di truyền, được gọi là kháng nguyên bạch cầu B27 (HLA – B27). Tuy nhiên, kháng nguyên này không có nghĩa sẽ phát triển thành viên khớp phản ứng mà làm tăng khả năng cơ thể sẽ bị viêm khớp phản ứng nếu bị nhiễm khuẩn.
- Giới tính: Nam giới ở độ tuổi 20 – 40 có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn nữ giới.
Viêm khớp phản ứng là căn bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, vì nguyên nhân trực tiếp gây nên chứng bệnh này là vi khuẩn nên căn bệnh này có thể tái phát gián tiếp nếu bạn bị lây nhiễm vi khuẩn qua đường ăn uống, quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với người bệnh trực tiếp.
3. Triệu chứng của viêm khớp phản ứng
Biểu hiện của bệnh lý này thường diễn ra ở 1 – 3 tuần đầu sau khi cơ thể bị viêm nhiễm. Các triệu chứng rất đa dạng và nhiều mức độ, được biểu hiện rõ ràng tại nhiều cơ quan trên cơ thể:
- Toàn thân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, cơ thể khó chịu.
- Tại khớp: người bệnh có thể bị viêm một khớp hoặc nhiều khớp nhưng chủ yếu là viêm khớp gối, khớp ngón chân và cổ chân. Các khớp chân có thể bị sưng to bất thường. Tình trạng viêm khớp có thể tái phát nhiều lần, viêm khớp vùng chậu, viêm khớp đốt sống.
- Tổn thương da và niêm mạc: Người bệnh bị viêm ở miệng và lưỡi, viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo. Ngoài ra, bề mặt da tăng sừng hóa, thường bị bong tróc như bị vảy nến.
- Tổn thương mắt: Dấu hiệu điển hình là mắt bị đỏ, thường bị chói mắt, đau hốc mắt, viêm loét kết mạc, viêm giác mạc.
- Trẻ em cũng có thể mắc viêm khớp phản ứng do tổn thương khớp khi chạy nhảy, vận động. Biểu hiện thường gặp là bé sẽ cảm thấy mỏi khớp, khó di chuyển.
Những triệu chứng nêu trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm thông thường. Do đó, người bệnh không nên chủ quan bỏ qua khi có những dấu hiệu nêu trên.
4. Chẩn đoán viêm khớp phản ứng
Để chẩn đoán tình trạng bệnh, đầu tiên các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám lâm sàng như quan sát, kiểm tra các biểu hiện nhiễm trùng. Dựa trên thông tin về tiền sử bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu và chỉ định người bệnh tiến hành các xét nghiệm cụ thể.
Viêm khớp phản ứng khó có thể chẩn đoán vì các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh không gây nguy hiểm và khó nhận biết. Do đó, để chẩn đoán viêm khớp phản ứng, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nhiều phương pháp kết hợp với nhau để kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
4.1. Phương pháp xét nghiệm máu
Bằng phương pháp xét nghiệm mẫu máu, các bác sĩ có thể xác định các tình trạng nhiễm trùng và viêm của cơ thể:
- Nhiễm trùng: Các vi khuẩn xâm nhập đôi khi có thể tìm thấy trong máu. Nhưng trong nhiều trường hợp, viêm khớp phản ứng bắt đầu khi cơ thể đã hết nhiễm trùng.
- Người bệnh viêm khớp phản ứng thường có tỷ lệ máu lắng cao. Bác sĩ sẽ tiến hành đo tốc độ mà các tế bào hồng cầu lắng xuống đáy ống thí nghiệm để có kết quả chẩn đoán.
4.2. Đánh dấu di truyền
Những người có chứa kháng nguyên di truyền HLA – B27 có nguy cơ viêm khớp phản ứng cao hơn người bình thường. Do đó, xét nghiệm này giúp tìm ra kháng nguyên HLA – B27. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ được thực hiện cùng những phương pháp chẩn đoán khác.
4.3. Kiểm tra dịch
Dựa trên quan sát dấu hiệu của vùng khớp bị sưng, bác sĩ sẽ thu hồi mẫu chất lỏng trong phần khớp bị sưng để kiểm tra. Nếu vi khuẩn gây nhiễm trùng được tìm thấy trong dịch khớp thì kết luận người bệnh đã mắc viêm khớp phản ứng. Ngoài ra, nếu trong dịch khớp tìm thấy tinh thể acid uric thì có thể là dấu hiệu của bệnh gout.
Ngoài những phương pháp nêu trên, bác sĩ cũng có thể kiểm tra tình trạng nhiễm trùng của cơ thể thông qua:
- Chất nhầy ở cổ họng
- Nước tiểu, phân
- Dịch tiết bộ phận sinh dục.
4.4. Chụp X-quang
Phương pháp chụp X-quang các khớp xương có thể phát hiện các dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp phản ứng, bao gồm mô mềm sưng, tổn thương ở sụn. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện song song cùng xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác của các tổn thương ở khớp.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm khớp phản ứng là bệnh lý không nguy hiểm và không gây ra các biến chứng với cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không tiến hành điều trị dứt điểm thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức kéo dài, cùng với sức khỏe suy giảm trầm trọng.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt