4 giai đoạn cơ bản của bệnh thoái hóa đầu gối và phương hướng điều trị

Thoái hóa đầu gối là bệnh lý hàng đầu gây khuyết tật vận động và gánh nặng kinh tế cho điều trị rất lớn. Bệnh trải qua 4 giai đoạn cơ bản và mỗi giai đoạn lại có phương hướng điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu 4 giai đoạn của bệnh là gì trong bài viết dưới đây!

Thoái hóa đầu gối có tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn

1. Bệnh thoái hóa đầu gối là gì?

Khớp gối là bộ phận giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể, chúng chịu sức ép lớn khi cơ thể mang vác vật nặng. Do đó, khu vực này thường dễ bị tổn thương, viêm sưng ,… Thoái hóa đầu gối thường gặp ở khớp gối với tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc cao hơn bệnh nhân nam.

Tổn thương thoái hóa đầu gối thể hiện ở tình trạng mòn, bong lớp sụn. Lớp sụn khớp bị bào mòn để lộ phần xương dưới sụn. Trong quá trình vận động khớp gối, 2 đầu xương va chạm với nhau gây kích thích dây thần kinh tạo cảm giác đau.

Bên cạnh tổn thương sụn khớp và bề mặt khớp, thoái hóa đầu gối còn hình thành gai xương rìa khớp gối. Chúng gây nên các cơn đau mãn tính, biến dạng khớp ảnh hưởng tới chức năng vận động khớp gối.

Chứng thoái hóa này diễn biến âm thầm nên khó phát hiện kịp thời. Thông thường bệnh nhân sẽ đau mặt trước của khớp gối với các tiếng kêu lạo xạo khi duỗi, gập đầu gối. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới bệnh nhân.

2. Tìm hiểu 4 giai đoạn chính của bệnh thoái hóa đầu gối

Để phân biệt các giai đoạn của bệnh thoái hóa đầu gối, bệnh nhân sẽ cần dựa vào phim chụp X – quang. 4 giai đoạn cơ bản của bệnh thoái hóa đầu gối này là:

2.1. Giai đoạn 1: Thoái hóa đầu gối độ 1

Khi chụp X – quang sẽ cho kết quả các khe khớp gần như không có sự thay đổi, có thể xuất hiện các gai xương nhỏ. Ở giai đoạn đầu này đầu gối chưa xuất hiện các cơn đau hoặc hit đau khớp khi đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại cầu thang. Đầu gối cũng chưa gặp tình trạng biến dạng hay sưng. Bệnh nhân nếu tiến hành chụp thêm MRI có thể thấy khớp gối gần như bình thường.

Khi điều trị bệnh ở giai đoạn này, nếu bệnh chưa có các triệu chứng bên ngoài, bệnh nhân sẽ không cần thực hiện phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên ở những bệnh nhân có nguy cơ mắc thoái hóa đầu gối cao, bệnh nhân nên sử dụng thuốc bổ. Chẳng hạn, bệnh nhân có thể sử dụng nhóm glucosamine và chondroitin hoặc thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng. Chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng thoái hóa khớp gối đồng thời khiến quá trình thoái hóa khớp chậm hơn.

2.2. Thoái hóa đầu gối giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là giai đoạn bệnh tiến triển nhẹ, chưa có các triệu chứng rõ rệt. Khi bệnh nhân thực hiện chụp X – quang có thể thấy, bề mặt sụn khớp kích thước chưa có nhiều sự thay đổi. Khu vực dịch đầu gối vẫn hoạt động bình thường, sụn khớp vẫn được nuôi dưỡng tốt, ổ khớp cũng được bôi trơn đều đặn. Dù vậy, bệnh nhân vẫn sẽ gặp các triệu chứng nhẹ như đau mỏi đầu gối sau khi di chuyển nhiều, làm việc quá sức do sai tư thế. Việc leo cầu thang cũng khó khăn hơn, thậm chí còn gặp tình trạng cứng khớp đầu gối khi trời chuyển lạnh.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý trong sinh hoạt cũng như lao động để tránh các biến chứng xấu của bệnh. Bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học: Ăn uống phù hợp, kiểm soát cân nặng, hạn chế quỳ hay ngồi xổ. Đồng thời bệnh nhân thoái hóa đầu gối giai đoạn 2 nên thực hiện các bài tập thể theo nhẹ nhàng hoặc tham gia các môn thể thao có lợi như yoga, bơi lội, … để tăng sức khỏe cơ chân.

4 giai đoạn của thoái hóa đầu gối

2.3. Thoái hóa đầu gối giai đoạn 3

Bệnh nhân ở giai đoạn này, phim chụp X – quang các khe khớp đã hẹp rõ hơn. Đầu gối xuất hiện nhiều gai xương có kích thước vừa, đầu xương có thể bị biến dạng.

Khi thoái hóa đầu gối đã bước sang giai đoạn 3, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ hơn các cơn đau tại đầu gối. Các sụn khớp bao bọc khu vực đầu gối đã bị bào mòn nhiều hơn. Khoảng cách giữa các đầu xương bị thu hẹp có thể nhìn thấy rõ.

Bệnh nhân sẽ khó khăn trong việc đi bộ, đứng, ngồi xổm hoặc lên xuống cầu thang. Buổi sáng, người bệnh thường gặp tình trạng đau cứng khớp kèm theo các đợt viêm khớp gối (sưng, đau, tràn dịch) hoặc có biểu hiện vẹo khớp gối.

Các điều trị bệnh ở giai đoạn 3 này chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid. Các loại thuốc tiêm corticoid, thuốc bôi tại chỗ kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt, vận động và chế độ dinh dưỡng cung cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trạng người bệnh lúc này.

2.4. Thoái hóa đầu gối giai đoạn 4

Bệnh nhân mắc thoái hóa đầu gối giai đoạn 4 khi chụp X – quang sẽ thấy khe khớp hẹp nhiều hơi. Gai xương xuất hiện với kích thước lớn, đầu xương đã biến dạng thấy rõ rệt. 

Khi chuyển sang giai đoạn này, bệnh nhân đã chuyển sang biến chứng nặng. Sụn khớp đầu gối đã bị bào mòn, bong tróc hoàn toàn và để lộ rõ hình ảnh đầu xương. Khoảng không gian giữa 2 đầu xương cũng bị thu hẹp hơn. Gai xương ngày càng phát triển lên kích thước lớn hơn. Chất nhờn để bôi trơn đầu gối cũng giảm gây nên tình trạng ma sát giữa 2 đầu xương, gây đau nhức xương nghiêm trọng.

Bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng cơ bản là: cứng khớp, đau nhức đầu gối liên tục, đi lại khó khăn, vận động khớp nhiều khó khăn. Chế độ sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng không nhỏ theo chiều hướng tiêu cực. Theo thời gian, tình trạng thoái hóa đầu gối có thể gây nên các biến chứng như biến dạng khớp hoàn toàn, gây lệch trục khớp…

Thoái hóa đầu gối khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đi lại

Khi điều trị thoái hóa đầu gối cho bệnh nhân giai đoạn 4, phương pháp nội khoa sẽ được sử dụng. Chúng giúp hạn chế các biến chứng bệnh như biến dạng khớp, hẹp khe khớp, mất khả năng vận động khớp, … Tuy nhiên, phương pháp nội kho này nếu không hỗ trợ điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ phải tiến hành điều trị ngoại khoa (nội soi khớp gối, đục xương chỉnh trục khớp, phẫu thuật thay khớp gối). 

Bệnh nhân cần hết sức cân nhắc có nên chọn thay khớp nhân tạo hay không. Khi thay khớp đầu gối nhân tạo, bạn nên tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu từ chuyên gia, bác sĩ để giúp phục hồi khớp gối hiệu quả và tránh biến chứng, tái phát bệnh.

Thoái hóa đầu gối gây khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, di chuyển. Vì thế khi có những triệu chứng đầu tiên ở đầu gối, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7