Bệnh khô khớp nguy hiểm như thế nào?

Bệnh khô khớp tuy không nguy hiểm đến mức gây tử vong nhanh nhưng nếu để lâu không điều trị có thể gây tàn phế. Để chữa bệnh khô khớp khỏi hoàn toàn thì nhất định phải tìm được nguồn căn gây ra bệnh.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh khô khớp chính là do quá trình thoái hóa khớp
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh khô khớp chính là do quá trình thoái hóa khớp

Khi các khớp mỗi lúc cử động phát ra tiếng kêu lạo xạo, răng rắc hoặc lục khục kèm theo cảm giác đau nhức thì điều đó có nghĩa là bạn đang bị chứng bệnh khô khớp. Trong giai đoạn đầu của bệnh, có thể dấu hiệu chỉ xuất hiện mỗi lúc có động tác co duỗi, gập, xoắn… khớp. Nhưng nếu không điều trị, bệnh tiến triển xấu đi thì ngay cả khi không vận động, khớp vẫn đau. Cũng như các bệnh khớp khác, bệnh khô khớp cũng có thể đi kèm với triệu chứng sưng đau, nóng đỏ và làm hạn chế việc đi lại của người bệnh. Để chữa bệnh khô khớp hiệu quả, cần phải xác định rõ nguyên nhân gây khô khớp là gì.

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về bệnh khô khớp, các chuyên gia đều thống nhất ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu chính là do quá trình thoái hóa khớp. Điển hình nhất là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, mỏng dần đi và kéo theo hàng loạt những tổn thương của xương dưới sụn, khiến cho lớp hoạt dịch bao khớp giảm tăng tiết. Một khi chịu quá nhiều tổn thương, sụn trở nên lồi lõm, xù xì, thô ráp, mỏng dần đi và nứt nẻ…

Do sự suy giảm chức năng sản sinh dịch khớp ở người có tuổi: Khi bước sang tuổi trung niên, theo quy luật thoái hóa tự nhiên của khớp, khả năng sản sinh dịch khớp của cơ thể suy giảm rõ rệt, lượng dịch khớp không đủ đầy cho hoạt động tự nhiên nên sau 1 vài năm, lượng dịch khớp thiếu hụt dẫn tới khô khớp.

Nguyên nhân từ điều kiện sống và làm việc: Những người lao động làm việc với cường độ cao thì nguy cơ khô khớp sẽ nhiều hơn và sớm hơn. Những trường hợp dùng nhiều bia rượu, đồ cay nóng cũng dễ bị khô khớp sớm hơn những trường hợp khác.

Khô khớp do chấn thương lao động, chơi thể thao: Những trường hợp bị chấn thương, tai nạn trong lao động, chơi thể thao dẫn tới gãy xương, tổn thương khớp sẽ làm mất đi lượng dịch khớp ở ổ khớp dẫn tới khô khớp. Chẳng hạn, các trường hợp chấn thương nhỏ nhưng nếu xảy ra thường xuyên và không điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, gây khô khớp, thoái hóa khớp sớm.

Do các bệnh liên quan: Các bệnh liên quan dẫn tới đau khớp cổ chân có thể kể đến như: viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp là một trong các nguyên nhân chính gây hủy hoại sụn khớp dẫn tới việc bị thoái hóa khớp.

2. Đối tượng nào dễ bị bệnh khô khớp

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh khô khớp
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh khô khớp

Trong các bệnh nhân theo điều trị bệnh khô khớp thì có 6 nhóm sau nằm trong nguy cơ:

Người cao tuổi dễ mắc bệnh khô khớp

  • Người lớn tuổi, trên 60 tuổi: Do tuổi cao, chức năng sụn bị suy giảm và hoạt dịch bao khớp giảm.
  • Người ít vận động: Lười vận động, ngồi lâu một chỗ không thay đổi tư thế hoặc cơ thể bị thiếu dưỡng chất.
  • Người có thói quen uống rượu bia: Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích đều có thể tổn hại đến sụn khớp.
  • Người béo phì: Nguy cơ mắc bệnh khô khớp của người béo phì cao gấp 5 lần so với người có cân nặng vừa mức.
  • Người mang vật nặng: Làm việc thường xuyên với những việc mang vác nặng nề, đòi hỏi sức kéo và sức tì sẽ làm đè nén lên hệ xương khớp, gây tổn hại đến sụn khớp và lâu dần sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa, gây khô khớp.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: Sự thiếu hụt nội tiết tố sau thời kinh mãn kinh sẽ làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

3. Các cách chữa bệnh khô khớp hiệu quả

Theo thời gian và tuổi tác, sụn khớp sẽ bị bào mòn mỏng dần, dễ vỡ và dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng khô khớp với những tiếng lạo xạo, lục khục khi vận động. Song song đó, xương dưới sụn cũng chịu những tổn hại không kém, dẫn đến việc hình thành các gai xương.

Nếu dùng phương pháp nội khoa chữa bệnh khô khớp nói chung và khô khớp nói riêng, có thể làm dứt cơn đau nhanh. Nhưng sau khi hết thuốc, cơn đau sẽ tái trở lại. Nếu lạm dụng, dùng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc, tăng liều và kèm theo đó là những tác dụng phụ rất khó lường, ảnh hưởng đến như cơ quan quan trọng khác của cơ thể như gan, thận, tim và tăng nguy ung thư.

Trong khi đó, sụn khớp và xương dưới sụn trong giai đoạn chịu tổn thương không kịp phục hồi sẽ càng đẩy tốc độ thoái hóa lên đến cực điểm. Đến lúc này thì người bệnh chẳng những đau đớn dữ dội mà còn làm tăng chi phí và kéo dài thời gian điều trị. Do đó, việc cấp bách nhất chính là phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để từ đó khôi phục lại từ những tổn thương đã đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

Sau khi tìm ra nguyên nhân, thông thường các bác sĩ sẽ dùng thuốc chống thoái hóa khớp để tác động trực tiếp đến các khớp. Trong các thuốc này thường chứa các thành phần của sụn khớp như collagen tuýp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.

Hiện nay, các chuyên gia y tế còn dùng cả giải pháp tiêm acid hyaluronic nội khớp, đối với các trường hợp khô khớp gối và khớp vai. Một cách dễ hiểu, đây chính là phương pháp dẫn acid hyaluronic, một thành phần của dịch khớp trực tiếp vào khớp để bôi trơn lập tức các khớp đang bị khô. Nhờ có đủ dịch nhờn, khớp sẽ giảm ma sát, giảm xóc và giúp người bệnh có thể vận động. Với cách này, thông thường, người bệnh sẽ được tiêm 3-5 mũi tiêm vào một khớp và mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tuần. Để chứng minh hiệu quả giảm đau và bôi trơn của phương pháp này, một số nghiên cứu cho thấy thuốc có tác dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích các tế bào sụn và tế bào màng hoạt dịch khớp tự sản sinh ra acid hyaluronic trong quá trình phục hồi. Do đó, cho đến hiện tại, đây vẫn là cách chữa khô khớp được đánh giá an toàn.

Ngoài cách chữa trên, người bệnh cũng cần phải bổ sung đủ canxi, vitamin D, magie, vitamin K đều đặn hàng ngày bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, sữa, hải sản, xương ống… Nếu bác sĩ thấy cần, có thể kê thêm 1 viên vitamin tổng hợp dùng mỗi ngày đều đặn để dự phòng khô khớp.

4. Cách nào để phòng ngừa bệnh khô khớp và hạn chế khô khớp?

Để làm chậm quá trình thoái hóa, gây khô khớp, bạn nên kết hợp cả chế độ ăn uống và tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp tình trạng sức khỏe.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh khô khớp
Chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh khô khớp

Chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với người mắc bệnh xương khớp. Và đây là những thực phẩm có lợi cho quá trình chữa bệnh khô khớp:

Thực phẩm mà người bệnh khô khớp nên ăn

  • Các loại thịt cá và xương ống: Đây là nguồn cung cấp canxi và hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp.
  • Cà chua: Cà chua giàu vitamin C, giúp ngăn ngừa viêm khớp; giàu chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình thoái hóa; giảm đau nhức nhanh chóng và có công dụng kháng viêm tương tự như aspirin.
  • Ngũ cốc: Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp và tăng cường miễn dịch.
  • Các gia vị: Một số loại gia vị có vị cay như gừng, ớt, tiêu, lá lốt,… có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả.
  • Đậu nành: Loại thực phẩm này có khả năng kích thích các tế bào sụn khớp sản sinh Collagen để tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của toàn bộ khung xương.
  • Nấm hương và mộc nhĩ: Cả hai loại nấm này đều rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và ngừa nguy cơ thoái hóa xương khớp .
  • Rượu vang: Các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng minh rượu vang có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng thoái hóa xương khớp đến 50%.
  • Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa: Nguồn canxi và vitamin D trong sữa sẽ giúp phòng loãng xương và tăng mật độ xương, chống lại quá trình oxy hóa.
  • Rau xanh và các loại hoa quả: Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất có lợi trong việc giảm triệu chứng của thoái hóa khớp. Bạn có thể ăn bắp cải, cải thìa, cải xanh, cải xoăn… và đặc biệt là giá đỗ. Trong gái có chứa phyto-oestrogen, đặc biệt là isoflavon nên giúp người bệnh phòng được nguy cơ gãy xương.
  • Chuối: Đây là loại trái cây có hàm lượng tryptophan và serotonin cao, đặc biệt là kali, một chất điện phân giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mất canxi.
  • Trà xanh: Chất flavonoid trong trà xanh sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình chống oxy hóa, giảm nguy cơ loãng xương và khô khớp.

Sinh hoạt và luyện tập thể thao hợp lý

  • Tránh khuân vác nặng, ngồi xổm, thay đổi tư thế đột ngột.
  • Hạn chế các bài tập thể thao quá sức hoặc va chạm mạnh khi tham gia các môn thể thao đối kháng. Thay vào đó nên có những bài tập vừa sức và duy trì đều đặn mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không bé các ngón tay kêu răng rắc vì đó là hành động làm dây chằng và mặt khớp bị tổn thương.
  • Nên vận động giữa giờ nếu thời gian làm việc kéo dài bằng các động tác đơn giản như xoay cổ, xoay cổ tay, cổ chân, vươn người, vặn người…
Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7