Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
Sự lão hóa là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chủ đạo ở người cao tuổi. Ngoài ra, những tác động từ quá trình lao động và sinh hoạt hàng ngày, đôi khi do chấn thương, tai nạn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh khi tuổi đã cao.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
1.1. Lão hóa là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chủ đạo ở người cao tuổi
Bắt đầu từ tuổi trưởng thành, cơ thể con người sẽ có 2 quá trình song song tồn tại đó là phát triển và lão hóa. Kể từ độ tuổi 25 trở đi, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu lão hóa đầu tiên đó là ở làn da. Còn sự lão hóa về xương khớp ở độ tuổi này rất khó nhận biết và kể từ 40 tuổi trở đi bạn sẽ thấy hiện tượng này ngày một rõ ràng hơn.
Mặc dù không thể chống lại quá trình lão hóa nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khống chế giảm bớt tốc độ lão hóa và giảm bớt những tác hại mà quá trình này gây ra cho cơ thể, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Đĩa đệm nằm ở vị trí giữa đốt sống với cấu tạo đặc biệt: nhân keo ở giữa có tính ngậm nước, bao xơ bên ngoài bảo vệ nhân đĩa đệm với các vòng sợi collagen đàn hồi khi có lực ép tác động lên. Cùng với dây chằng, gân cơ, đĩa đệm nối với cột sống tạo thành kết cấu chắc chắn.
Cột sống tự nhiên của con người sẽ có dạng chữ S khi đứng thẳng, chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể người. Theo thời gian, xương khớp, dây chằng, kể cả đĩa đệm lão hóa dần cùng với sự chèn ép, đè nén hàng ngày sẽ khiến phần bao xơ bảo vệ đĩa đệm dễ bị rách ra, phồng lồi đĩa đệm, nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu.
Nếu như ở những người trẻ tuổi, cơ thể vẫn có sự phát triển tốt, dù đĩa đệm bị tổn thương vẫn có khả năng tự phục hồi cao nếu được hỗ trợ tốt về mặt dinh dưỡng và vật lý trị liệu.
Cụ thể, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở người trẻ tốt hơn, bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, đặc biệt là collagen, glucosamine có tác dụng tái tạo sụn khớp, phục hồi nhân nhầy đĩa đệm. Nhưng ở những người cao tuổi, quá trình lão hóa – nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm chủ đạo lấn át khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng kém đi rất nhiều. Lúc này, rất khó để phục hồi đĩa đệm, cột sống lại như bình thường.
1.2. Lao động, sinh hoạt, vận động sai tư thế trong thời gian dài
Đây là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xảy ra âm thầm trong nhiều năm, có thể khi bước vào tuổi trung niên vẫn chưa phát bệnh nhưng tới khi cao tuổi, cùng với sự lão hóa, bệnh sẽ bộc phát rõ ràng.
Những người lớn tuổi có quá trình lao động chân tay lâu dài, tính chất công việc nặng nhọc, điển hình là các công việc cần nhiều sức mạnh cơ bắp sẽ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng hơn so bình thường. Bên cạnh đó, khi bắt đầu có tuổi, kể từ 50, 60 trở đi, chúng ta càng cần chú ý hơn đến tư thế sinh hoạt, vận động của của bản thân.
Sai tư thế khi đứng, ngồi cũng có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cho người lớn tuổi. Nguyên nhân này không gây ra bệnh trong một sớm một chiều, chúng làm tổn thương hệ thống xương khớp ngấm ngầm , dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khi tuổi đã cao mà từ trước đó không chú ý tới các biện pháp chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, không thường xuyên tập thể dục và sai tư thế làm việc, sinh hoạt trong thời gian dài thì nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống càng cao. Áp lực từ vận động và sinh hoạt tác động lên cột sống chèn ép đĩa đệm khiến chúng bị thoát vị, tổn thương dần dần gây ra những cơn đau nhức khó chịu và mệt mỏi cho cơ thể.
1.3. Thừa cân, béo phì cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm
Thực tế cho thấy, không ít người (cả nam và nữ) rơi vào tình trạng khó kiểm soát cân nặng khi bước vào tuổi trung niên. Trọng lượng cơ thể tăng lên tập trung ở mô mỡ bao quanh cơ thể, gây áp lực lớn lên cột sống khiến cho không gian tự nhiên giữa đốt sống và đĩa đệm bị hẹp dần lại. Cân nặng không được kiểm soát tốt dễ khiến cho đĩa đệm bị tổn thương, gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là chủ yếu.
Ngoài các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chủ đạo kể trên, người lớn tuổi còn có nguy cơ bị bệnh này do chấn thương, tai nạn (dù nhỏ) trong cuộc sống. Nhiều thống kê cũng cho thấy rằng, những người có tiền sử bệnh lý về xương khớp hoặc có yếu tố di truyền cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn bình thường.
2. Biến chứng nguy hiểm thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm
Từ tuổi trung niên trở đi, chúng ta rất dễ gặp vấn đề sức khỏe về xương khớp, điển hình là bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống khi về già. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ở người cao tuổi tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Thống kê cho thấy, bệnh xương khớp và tim mạch – huyết áp là nỗi lo lắng thường trực cho những người từ 60 tuổi trở lên. Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở người lớn tuổi, phần lớn do sự lão hóa của cơ thể, cụ thể là đĩa đệm, sụn khớp.
Thực tế cũng chỉ ra rằng, cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi ít hiệu quả và gặp nhiều khó khăn hơn đối với những người trẻ tuổi và trung niên bởi cơ thể đáp ứng chậm hơn, hấp thụ dinh dưỡng và phục hồi chậm hơn.
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế
Do vậy, ở độ tuổi này dễ bị biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như:
- Hạn chế chức năng vận động
- Trượt đốt sống
- Xẹp đĩa đệm
- Đau dây thần kinh tọa
- Thiếu máu não, tai biến, đột quỵ
Bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng thường khá mơ hồ, không rõ rệt ngay từ ban đầu khiến người bệnh chủ quan. Vì vậy, các chuyên gia y tế đều khuyên rằng, không nên để đến lúc phát bệnh mới “tá hỏa” tìm cách điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm mà cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh càng sớm càng tốt.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt