Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì? Biến chứng như thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép, máu không lưu thông được và gây hiện tượng tê buốt, đau nhức các vùng quanh cổ, xương bả vai. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây về việc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

1. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh phổ biến và đang có nguy cơ gia tăng ở giới trẻ. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Theo đó nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh nên hiểu rõ thoái hóa đốt sống cổ để lại những biến chứng gì để có thể đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

1.1. Rối loạn tiền đình

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng rối loạn tiền đình
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng rối loạn tiền đình

Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây nên tình trạng hẹp lỗ nang, làm cho hẹp động mạch đốt sống và gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, ăn ngủ kém – đó là những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiền đình.

Tiền đình là một bộ phận quan trọng của tai, nằm phía sau màng nhĩ có vai trò rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp các động tác khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Tình trạng rối loạn tiền đình sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bệnh nặng lại càng nặng thêm nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

1.2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là biến chứng nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ gây nên, khi đã gặp phải tình trạng này việc điều trị không đơn giản chút nào, bởi lúc này đã xuất hiện tình trạng chèn ép tủy sống gây nên tình trạng rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn dây thần kinh thực vật khiến đại tiểu tiện không tự chủ.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế lớn, chuyên khoa xương khớp để khám, xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng tăng nặng của bệnh.

1.3. Bại liệt

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên hiện tượng teo cơ, bại liệt một hoặc hai cánh tay. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Thoái hóa đốt sống cổ sẽ làm chèn ép tủy cổ gây rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tình trạng bại liệt.

Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp cũng như vận động. Chính vì vậy cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng khó lường.

Trên là một số biến chứng khá nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân phát bệnh. Đặc biệt, cần khám bệnh theo định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện kịp thời khi mắc bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện điều độ, hợp lý cũng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh.

2. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp khó chữa, bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Nếu biết và áp dụng điều độ những món ăn tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ dưới đây sẽ đạt được hiệu quả cao khi điều trị.

2.1. Đậu đen hầm gà ác

Đậu đen hầm gà ác giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng
Đậu đen hầm gà ác giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng

Gà hầm là món ăn giàu dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Nếu biết hầm gà đúng kiểu sẽ là món ăn ngon chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ cực hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 1 con gà ác khoảng 300 – 500gr, 100gr đậu đen, vài lát gừng tươi.
  • Cách làm: Chế biến gà thật sạch sau đó cho vào nồi hầm (nên dùng nồi đất nung) cùng với đỗ đen và vài lát gừng tươi, hầm thật nhừ sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn, nên ăn cả nước và cái. Đây là món ăn rất mát và bổ, giúp giảm viêm sưng và hạn chế cơn đau, nên ăn 1 – 2 lần trong 1 tuần để đạt hiệu quả.

2.2. Thịt bò xào lá lốt

Một trong những món ăn chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tốt nhất chính là thịt bò lá lốt. Thịt bò có tác dụng bổ máu kết hợp với lá lốt trừ thấp giảm đau, nhức xương.

  • Chuẩn bị: 100gr thịt bò, 70gr lá lốt tươi.
  • Cách làm: Sơ chế thịt bò ướp cùng với gia vị trong khoảng 10 phút để thịt ngấm. Xào sơ qua thịt bò sau đó thái nhỏ lá tốt và cho vào xào chung, đảo đều khoảng 2 phút thì tắt bếp. Có thể dùng món ăn này với cơm hàng ngày.

2.3. Rau hẹ xào thịt bò

Rau hẹ có tác dụng làm tán huyết, hành khí, làm ấm vùng cổ lưng gáy, ngoài ra còn có công dụng can thận, tráng dương rất tốt cho cả người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ và người bình thường phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

  • Chuẩn bị: Rau hẹ 1 mớ, thịt bò 100gr, dầu mè đủ dùng.
  • Cách làm: Ướp thịt bò với gia vị trong 10 phút, rửa sạch rau hẹ. Cho thịt bò lên bếp xào sơ sau đó cho rau hẹ vào xào và cho thêm dầu mè vào đảo đều rồi tắt bếp. Dùng với cơm hàng ngày.

2.4. Thịt dê hầm đỗ trọng

Thịt dê là món ăn rất bổ dưỡng, khi kết hợp với đỗ trọng sẽ có tác dụng giảm đau vùng đầu, cổ, vai, gáy do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

  • Chuẩn bị: 500gr thịt dê, 30gr đỗ trọng, 1 củ gừng ta, củ cải trắng
  • Cách làm: Luộc thịt dê với củ cải trắng để khử mùi, sau đó cho thêm đỗ trọng và gừng vào hầm cho nhừ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và có thể ăn cùng cơm. Nên dùng 1 – 2 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt.

3. Những công việc dễ gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Theo đó nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ do tính chất công việc ngày càng phổ biến.

Bạn cần biết những công việc nào có nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ để phòng tránh hiệu quả.

3.1. Nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng rất dễ bị thoái hóa đốt sống cổ
Nhân viên văn phòng rất dễ bị thoái hóa đốt sống cổ

Đây là một trong những công việc có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân do nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi nhiều, cúi nhiều và gõ máy tính liên tục, ít vận động dễ đau nhức và thoái hóa đốt sống cổ, lưng, vai gáy, tay chân.

Để giảm các triệu chứng đau nhức xương cổ, những người làm công việc này cần nghỉ ngơi hợp lý như sau 1 tiếng nên vận động tay chân, đi lại.

3.2. Nha sĩ

Công việc nha sĩ cũng có nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ. Do người làm việc này thường phải đứng còn bệnh nhân sẽ nằm hoặc ngồi. Việc cúi gập thường xuyên để điều trị bệnh sẽ khiến cho đốt sống cổ nhanh chóng bị thoái hóa.

Để phòng bệnh, nha sĩ cần nghỉ ngơi và thực hiện nhẹ nhàng các động tác giãn cơ cổ, vai gáy, lưng sau khi khám chữa bệnh.

3.3. Thợ sơn

Công việc này không chỉ nguy hiểm nếu thực hiện sơn các tòa nhà lớn, cao tầng mà còn có nguy cơ gây vấn đề về đốt sống cổ, lưng vai. Nguyên nhân do thợ sơn thường làm việc ngửa cổ lên quá lâu khiến các đốt xương cổ không chịu nổi áp lực. Về lâu dài dẫn đến thoái hóa cột sống cổ.

3.4. Người lao động bốc vác

Với những người công việc chính là bốc vác nặng thì thoái hóa cổ thường xảy ra sớm ở tuổi trung niên. Do hàng ngày, đốt sống cổ chịu nhiều áp lực lớn từ hàng hóa bốc vác dẫn tới đau đớn và thoái hóa. Ngoài cổ, phần vai gáy và lưng cũng chịu ảnh hưởng nhiều.

3.5. Thợ cắt tóc

Thợ cắt tóc không chỉ chịu ảnh hưởng từ hóa chất dưỡng và nhuộm tóc, nước sơn, hương liệu hóa học mà còn có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao. Do những người làm cắt tóc thường xuyên phải đứng và tập trung cao độ để cắt tóc, phần cổ gần như ít khi di chuyển.

Để phòng bệnh, sau khi hoàn thành việc cắt tóc cho khách, bạn nên đi lại nhẹ nhàng, thực hiện một vài bài tập về cổ để giảm cứng khớp.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì và những biến chứng nguy hiểm do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Mong rằng mọi người sẽ có những phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh hợp lý và hiệu quả.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7