Triệu chứng của bệnh gout và phương pháp giảm đau hiệu quả
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ ăn uống, các bài tập vật lý trị liệu trong đông y cũng có thể giúp giảm đau gout và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh gout một cách hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Triệu chứng của bệnh gout
Bệnh gout ảnh hưởng khá lớn tới một bộ phận dân số hiện nay. Khi mắc bệnh gout, bệnh nhân thường bị xáo trộn trong cuộc sống sinh hoạt, những triệu chứng của bệnh gout thường gặp như sưng đau các khớp, đau nhức khi vận động khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, trong việc điều trị bệnh gout, ngoài việc tìm một phương pháp điều trị hợp lý như thuốc hoặc chế độ ăn uống thì phương pháp giảm đau gout cũng là vấn đề mà nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm.
Giảm tác hại mà bệnh gây ra thì khi mới mắc bệnh nên tìm cho mình một phương pháp chữa bệnh gout một cách tích cực, không để tới lúc bệnh nặng phải đụng tới dao kéo phẫu thuật. Phương pháp vật lý trị liệu điều trị bệnh gout là phương pháp không xâm lấn mà mọi người nên tiến hành điều trị ngay khi mắc gout.
2. Giảm đau gout bằng phương pháp vật lý trị liệu
2.1. Công dụng phương pháp vật lý trị liệu trong giảm đau gout
Giảm đau gout và hỗ trợ điều trị gout bằng phương pháp vật lý trị liệu là phương pháp có từ lâu, tuy nhiên nhiều người vẫn có mơ hồ về phương pháp này. Thực chất, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị, giảm đau với cơ chế tác động từ bên ngoài vào cơ thể để làm suy giảm triệu chứng. Phương pháp này được chia làm 2 loại:
- Vật lý trị liệu truyền thống: Sử dụng các vận dùng kỹ thuật không cần dùng tới máy móc như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, bài tập vật lý trị liệu.
- Vật lý trị liệu bằng máy: Dùng các sóng ngắn, siêu âm hay sóng cực ngắn để điều trị.
Công dụng của hai dạng vật lý trị liệu này là đều tập trung tác động giảm đau gout, sưng khớp. Việc vận động vật lý trị liệu đúng cách còn giúp tăng cường bài tiết acid uric trong máu ra ngoài cải thiện bệnh khá rõ rệt.
Bệnh nhân có thể lựa chọn một trong hai dạng vật lý trị liệu tùy thuộc vào mong muốn và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bản chất của bệnh gout là sự chênh lệch acid uric trong máu, tinh thể này đọng lại tại khớp xương gây viêm khớp sưng đau nhức. Trong khi đó, vậy lý trị liệu lại có khả năng chống viêm, giảm đau gout. Tuy nhiên người bệnh gout cần kết hợp với phương pháp khác để cân bằng acid uric ở mức ổn định khỏi gout hoàn toàn.
2.2. Các bài tập vật lý trị liệu điều trị và giảm triệu chứng của bệnh gout
Bệnh nhân có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện để thực hiện vật lý trị liệu. Đối với những bệnh nhân không có thời gian hoặc hạn chế về kinh tế có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu tại nhà như bấm huyệt, xoa bóp theo hướng dẫn của thầy thuốc đông y. Gợi ý một số bài tập vật lý trị liệu điều trị bệnh gout mà mọi người có thể tham khảo cải thiện triệu chứng bệnh gout của mình.
Vật lý trị liệu giảm đau gout bằng bấm huyệt
Bấm huyệt tác động vào các huyệt đạo giúp đả thông kinh mạch, máu lưu thông và giảm cơn đau cho người bệnh khá tốt. Trước tiên cần xác định các huyệt vị để bấm huyệt bao gồm:
- Huyệt dương lăng tuyền: dưới đầu gối tại chỗ lõm phía ngoài đầu xương mác.
- Huyệt độc tỵ: chỗ lõm dưới xương bánh chè, trên xương ống chân ngoài đường gân lớn ở đầu gối. Huyệt ủy trung: điểm chính giữa lằn ngang khoeo chân.
- Huyệt côn lôn: sau mắt cá ngoài 5 phân, trên bờ xương gót chân.
Bệnh nhân không nên tự ý bấm huyệt vì bài tập này phải là những người có chuyên môn mới xác định được huyệt vị và thực hiện bài tập. Do vậy bệnh nhân nên nhờ thầy thuốc đông y hoặc người có kinh nghiệm thực hiện bài tập này. Tần suất bấm huyệt có thể 1 ngày 1 lần, tập liên tục sẽ giảm các triệu chứng bệnh gout.
Bài tập xoa bóp
Ngoài bấm huyệt, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp xoa bóp để giảm đau gout và các triệu chứng bệnh. Bài tập xoa bóp được thực hiện như sau:
- Lấy 2 tay xoa lòng bàn tay vào nhau cho nóng rồi dùng xoa vào đầu gối và xoa từ trên xuống chân tới ngón chân. Xoa bóp khoảng từ 5 phút.
- Sau đó dùng 2 ngón trỏ chà xát nửa vòng tròn đầu gối bên dưới, 2 ngón cái cũng làm động tác như thế ở nửa vòng tròn đầu gối bên trên xuống dưới tại các khớp đau.
Nên thực hiện mỗi lần xoa bóp từ 5-7 phút, tuần thứ 2 có thể kéo dài tăng thời gian lên 10-15 phút. Xoa bóp liên tục giúp làm lưu thông mạch máu, ngăn cản quá trình lắng đọng tinh thể acid uric, giảm đau sưng khá tốt.
Bài tập thẳng khớp
Bài tập thẳng khớp được các chuyên gia đông y đánh giá là hiệu quả trong việc giảm độ cứng khớp, hoạt huyết, linh hoạt các khớp giảm các triệu chứng bệnh gout một cách tích cực.
Bài tập được thực hiện như sau:
- Bệnh nhân đứng thẳng người, chân dang rộng bằng vai và đưa tay lên cao và từ từ hạ xuống chạm ngón chân.
- Kiên trì thực hiện lặp lại theo nhịp đếm khoảng 5-10 phút mỗi ngày là được.
Vật lý trị liệu là phương pháp khá tích cực trong việc điều trị và hỗ trợ giảm đau gout. Để phát huy tính hiệu quả của các bài tập, bệnh nhân nên tiến hành đúng cách, kiên trì và phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu trường hợp mắc bệnh gout giai đoạn nặng thì nên thực hiện dưới sự hướng dẫn và phối hợp điều trị theo cách mà bác sĩ chỉ định. Để biết thêm thông tin về các triệu chứng của bệnh gout vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn miễn phí.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt