Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Đau mặt trước khớp gối, khi gấp duỗi chân có tiếng kêu lạo xạo là những dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối. Phát hiện sớm thoái hóa khớp gối và cách điều trị bệnh tuân theo liệu trình của bác sĩ sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ bại liệt.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là vị trí tiếp giáp của ba xương: đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi và mặt sau xương bánh chè. Khớp gối có vai trò quan trọng giúp duy trì khả năng vận động, chịu áp lực của toàn bộ cơ thể nên khớp gối rất dễ bị thoái hóa và tổn thương.

Thoái hóa khớp gối là tình trạng bề mặt sụn khớp gối bị tổn thương, bào mòn trở nên mỏng và dần mất độ đàn hồi. Bề mặt khớp dần dần xảy ra biến đổi, lắng đọng canxi nhiều hơn, hình thành nên các gai xương làm biến dạng khớp.

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối
Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình tổng hợp và đàn hồi của sụn khớp ngày càng giảm. Sau độ tuổi trưởng thành, tế bào sụn cũng không có khả năng tự tái tạo nữa. Do đó, người cao tuổi là đối tượng mắc thoái hóa khớp gối nhiều nhất.
  • Do chấn thương: Khi chơi thể thao hoặc tai nạn, xương bánh chè bị gãy, giãn và đứt dây chằng hoặc gãy chân khiến cho phần sụn gối bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị các tổn thương, khớp gối sẽ thoái hóa từ từ.
  • Do cân nặng: Người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn. Trọng lượng dư thừa tạo áp lực nhiều hơn lên khớp gối làm chúng nhanh hao mòn và lão hóa theo thời gian.
  • Thói quen ít vận động: Khi các cơ lỏng lẻo do thói quen ít vận động, lười tập thể dục, khớp xương sẽ thiếu độ linh hoạt, cấu trúc khớp xương cũng dễ bị lệch khi vận động. Những người thường xuyên vận động, chơi thể thao có thể giảm đến 30% nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối.
  • Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách: Đây là loại thuốc có tác dụng điều trị dị ứng, kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch. Nếu quá lạm dụng thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng mức độ thoái hóa khớp.
  • Hệ miễn dịch cơ thể tự phá hủy: Sụn khớp vốn là bộ phận được nuôi dưỡng bởi dịch khớp. Ở một số người, thay vì cơ thể bảo vệ sụn khớp thì cơ thể sẽ tự sản sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp, bất kể đó là sụn hư hay sụn khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, lạm dụng rượu bia khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn và nhanh bị thoái hóa hơn.
  • Do giới tính: Phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới do thói quen đi giày cao gót làm dây chằng mất dần sự đàn hồi và tăng áp lực lên khớp gối.
  • Do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Người bệnh bị tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, bàn chân bẹt, rối loạn chuyển hóa,… có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối cao hơn.
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa khớp gối
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa khớp gối

3. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Ở mỗi giai đoạn, người bệnh thoái hóa khớp gối có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh xuất hiện các cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối. Khi gấp duỗi nghe tiếng lạo xạo. Các cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua, không kéo dài.
  • Giai đoạn giữa: Người bệnh xuất hiện các cơn đau thường xuyên hơn, nhất là khi vận động, chuyển tư tế ngồi sang đứng, khi lên xuống cầu thang. Vào buổi sáng, khớp gối bị co cứng trong khoảng 30 phút.
  • Giai đoạn tổn thương: Người bệnh di chuyển khó khăn, không thể đi lên cầu thang, tiếng kêu cọt kẹt trong khớp. Khớp bị biến dạng và sưng do tràn dịch, mọc gai xương.

4. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Để chẩn đoán chính xác giai đoạn phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Siêu âm khớp để phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, gai xương và đánh giá độ dày của sụn.
  • Chụp X-quang: Phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, xương mọc gai và hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: phương pháp có thể quan sát khớp trong không gian 3 chiều để phát hiện tổn thương ở dây chằng, màng hoạt dịch và sụn khớp.
  • Xét nghiệm máu và sinh hóa, xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra bạch cầu và độ nhớt của túi hoạt dịch.
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị: dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị: dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật

Bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị cần dựa trên tình trạng sức khỏe và tình trạng tổn thương của sụn khớp. Sau khi có kết quả chẩn đoán giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối như sau:

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc sử dụng cho người bệnh là thuốc giảm đau liều nhẹ, thuốc kháng viêm không steroid và thuốc giãn cơ vân. Trong trường hợp thoái hóa khớp gối nặng, corticoid được tiêm trực tiếp vào khớp, kết hợp bổ sung vitamin nhóm B.
  • Tiêm chất nhờn vào khớp: Chất nhờn Acid Hyaluronic được tiêm trực tiếp vào khớp gối giúp giảm đau, bôi trơn sụn khớp, cải thiện khả năng vận động đáng kể. Hiệu quả của phương pháp này có thể kéo dài khoảng 6 tháng.
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này chỉ áp dụng với người bệnh bệnh có triệu chứng đau thường xuyên và hạn chế vận động. Phương pháp không áp dụng với bệnh nhân đã thoái hóa khớp giai đoạn 4 hoặc viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn 3.
  • Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn: Với những bệnh nhân trẻ tuổi bị thoái hóa khớp gối do chấn thương, diện tích sụn tổn thương nhỏ thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp này. Phương pháp được thực hiện kết hợp với ghép tế bào gốc tự thân để chữa tổn thương khớp gối.
  • Đục xương sửa trục: Phương pháp này áp dụng với người bệnh bị biến dạng khớp. Tuy đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có nhiều tai biến nghiêm trọng với người bệnh như liệt dây thần kinh.
  • Thay khớp gối: Với những trường hợp không thể điều trị bằng các phương pháp nêu trên, bệnh nhân sẽ được chỉ định thay khớp gối bằng sụn nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí điều trị khá cao.
Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7