Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh thoái hóa khớp tay
Thoái hóa khớp tay là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đây là bệnh những khớp ở cổ tay, khớp bàn tay và ngón tay bị sưng đau gây ảnh hưởng tới các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp tay là gì?
Thoái hóa khớp tay là bệnh hay xảy ra trên bệnh nhân nữ, vào mỗi sáng sớm khi thức dậy hay để bàn tay nghỉ ngơi lâu (chẳng hạn sau khi ngủ trưa) thường bị cứng các khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay… nhất là ở khớp liên đốt gần và xa của khớp tay. Khi khớp tay bị thoái hóa sẽ xuất hiện các cục bướu nhỏ, cứng ở cuối các đốt ngón tay, khiến ngón tay to và bị biến dạng, khó cử động và gây cảm giác đau đớn.
2. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa tay
- Nguyên nhân do tuổi tác
Tuổi cao là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp tay, bởi ở những người cao tuổi lượng máu dẫn đến các khớp bị giảm, gây lão hóa sụn và các yếu tố có hại cho khớp.
Do tuổi càng cao, các chức năng của cơ thể càng dễ lão hóa, đặc biệt ở nữ giới do bị suy giảm hormon. Lượng máu cũng ít nên máu dùng nuôi dưỡng khớp bị giảm đáng kể khiến sụn bị thiếu dinh dưỡng gây tác động lên khớp.
Bệnh thoái hóa các khớp ở cổ tay, bàn tay, ngón tay thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 55- 65 tuổi và độ tuổi trên 70 có tỉ lệ mắc cao nhất.
Theo nghiên cứu thì tỷ lệ nữ giới bị mắc thoái hóa khớp tay cao hơn nam giới. Thống kê đã ghi lại rằng số lượng nữ giới bị mắc bệnh này cao gấp 3 lần nam giới. Nguyên nhân chính là những thay đổi hormone estrogen đã khiến tế bào sụn khớp bị thay đổi.
- Người thiếu canxi dễ bị thoái hóa khớp tay
Những người thiếu canxi, nhất là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và tuổi mãn kinh là một trong những nguyên nhân lớn gây thoái hóa khớp tay.
- Người bị chấn thương
Những người bị chấn thương như gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh đái tháo đường… dễ dẫn tới thoái hóa khớp. Người cao tuổi ít vận động cũng là nguyên nhân xuất hiện thoái hóa khớp tay.
3. Những triệu chứng để nhận biết bệnh thoái hóa khớp tay
Dễ nhận biết nhất là triệu chứng đau, cứng nơi khớp. Cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh vận động và cơn đau sẽ bớt khi dừng các hoạt động cổ tay, ngón tay.
Những cơn đau khớp tay thường không đau dữ dội nó chỉ đau nhẹ trong khoảng 15 phút hoặc lâu hơn. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm khớp tay mà cơn đau có thể ít hoặc nhiều hơn,có trường hợp nơi vùng khớp bị đau sẽ sưng lên.
Triệu chứng cứng khớp thường thấy rõ đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy hoặc sau giấc ngủ trưa.
Cứng khớp khiến cho những cử động của bệnh nhân không dễ dàng, lâu dần bàn tay sẽ khó thực hiện các thao tác bình thường trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Những hành động như cầm nắm mọi vật sẽ không còn chắc chắn nữa, thậm chí những thao tác vận động cá nhân như tắm, giặt, tự chăm sóc bản thân cũng gặp khó khăn.
Khi tình trạng bệnh trở nặng sẽ khiến các cơ ở ngón tay, bàn tay có dấu hiệu teo, nhỏ lại và tay có thể bị biến dạng. Nếu bệnh phát hiện muộn, bệnh nhân có dấu hiệu ở khớp ngón tay bị mọc xương, gây biến dạng ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp tay
Ngoài những dấu hiệu nhận biết lâm sàng, bệnh thoái hóa khớp tay có chẩn đoán qua phim chụp X – quang các khớp trên cổ tay, bàn tay và ngón tay để xác định bệnh thoái hóa khớp. Khi chụp X-quang có thể phát hiện các bệnh thoái hóa khớp như: gai xương, hốc xương, đặc xương sụn và hẹp khe khớp.
Những người bị thoái hóa khớp cần tiến hành thêm các xét nghiệm máu lắng để xác định viêm khớp dạng thấp.
Cách tốt nhất nếu nghi ngờ bị mắc bệnh thoái hóa khớp hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Khi đã xác định bị thoái hóa khớp tay và ngón tay, hãy dùng thuốc theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất, không nên tự ý mua thuốc để tránh những rủi ro cho người bệnh.
5. Những cách phòng tránh thoái hóa khớp tay hiệu quả
Để phòng bệnh hiệu quả, những người có nguy cơ cao như phụ nữ phải thường xuyên làm việc nhà, hãy tránh làm việc quá nặng. Cần có thời gian để tay nghỉ ngơi, không làm việc liên tục trong thời gian dài.
Việc sử dụng ghế massage toàn thân tại nhà sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Ghế massage có thể chăm sóc toàn diện cho cơ thể nhờ hệ thống con lăn 4D tích hợp cảm biến, hệ thống túi khí massage, nhiệt hồng ngoại. Các ghế massage cao cấp có thể đảm nhận đồng thời 2 chức năng là thư giãn và trị liệu.
Trong các hoạt động hàng ngày cũng như khi làm việc hãy sử dụng thêm máy móc hỗ trợ, tránh tay phải hoạt động quá nhiều. Ví dụ khi làm nội trợ hãy sử dụng máy móc để giải phóng bớt cho đôi tay như: máy xay phục vụ xay thịt, xay cua… nếu có thể trang bị thêm máy rửa bát sẽ đỡ cho đôi tay phải hoạt động quá sức.
Hãy luyện tập cho tay hàng ngày, mỗi khi thức dậy hãy xoay nhẹ cổ tay, bàn tay, xoa bóp nhẹ các ngón tay giúp cho các khớp được linh hoạt, dẻo dai.
Thường xuyên ngâm tay vào nước ấm có pha chút muối trong khoảng 10 phút trước khi ngủ.
Ăn uống hợp lý, luyện tập chăm chỉ và kiểm soát tốt cân nặng.
Tránh tăng cân quá mức, thường xuyên vận động cơ thể.
Khi bị chấn thương tay hãy gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm tránh bị ảnh hưởng gây viêm, thậm chí thoái hóa khớp. Nếu nghi ngờ bị thoái hóa khớp tay, hãy tới ngay bác sĩ thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh bệnh nặng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt