Thoát vị đĩa đệm và những thông tin cần biết
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường thấy ở cả đàn ông và phụ nữ sau tuổi 30. Vậy căn bệnh này từ đâu? Triệu chứng căn bệnh là gì? Các phương pháp điều trị hiện nay như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp:
- Thoái hóa đốt sống do tuổi tác: Tuổi tác tăng lên khiến khả năng thẩm thấu của đĩa đệm càng kém. Việc này thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và càng về già thì càng nặng.
- Bị thoát vị đĩa đệm do hoạt động sai tư thế: Thói quen nằm, ngồi, bê vác không đúng cách trong quá trình sinh hoạt và làm việc dễ gây ra cong vẹo cột sống, dịch chuyển vị trí của đĩa đệm, phá vỡ cấu trúc bao xơ khiến khả năng đĩa đệm bị thoát vị cao hơn.
- Do chấn thương, tai nạn: Những va đập, chấn thương trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao khiến đĩa đệm bị tổn thương và gây ra thoát vị.
- Thừa cân, béo phì: khiến cho trọng lượng cơ thể tăng lên một mức nhanh chóng, gây áp lực lên xương, khớp và đĩa đệm.
- Một số nguyên nhân khác: Do lạm dụng bia rượu, thuốc lá, sử dụng chất kích thích. Bị stress kéo dài, ăn uống thiếu chất…
2. Các giai đoạn tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có 4 giai đoạn như sau:
2.1. Phình đĩa đệm
Ở giai đoạn này, đĩa đệm có hiện tượng bị biến dạng, bè rộng ra xung quanh theo chiều ngang nhưng không hoàn toàn trở lại hình dạng ban đầu của nó khi không có lực ép, nguyên nhân là do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau.
2.2. Lồi đĩa đệm
Là hiện tượng vòng xơ bị phá vỡ, nhân nhầy chui ra ngoài tạo thành ổ lồi khu trú. Người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng cục bộ, đôi khi cảm thấy tê tay chân do kích thích rễ thần kinh.
2.3. Thoát vị đĩa đệm thực sự
Vòng xơ bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này khiến cho nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành khối thoát vị.Ở giai đoạn này người bệnh thường đau nhức, mệt mỏi, vận động khó khăn do chèn ép các rễ thần kinh.
2.4. Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Nhân nhầy trong đĩa đệm không chỉ bị thoát ra ngoài mà còn bị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy bị biến dạng, vòng xơ bị rách nhiều phía dẫn đến xẹp đốt sống, hẹp ống sống, hư khớp đốt sống. Đồng thời nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy, rễ thần kinh khiến người bệnh đau dai dẳng, teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động và có thể tàn phế.
3. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Khi có các triệu chứng sau bạn hãy đặt lịch khám và kiểm tra thoát vị đĩa đệm nhanh nhất:
- Đau nhức tại vị trí địa đệm
- Tê bì chân tay do các dây thần kinh cột sống bị chèn ép
- Bắp tay bắp chân bị teo cơ không phát triển được
- Rối loạn cảm giác, không phân biệt được đang cầm một vật thật hay giả
- Chóng mặt đau đầu, đầu bốc hỏa, hoa mắt do các dây thần kinh lên não bị chèn ép
- Cơn đau lan rộng từ lưng xuống chân
- Chậm chạp, khó di chuyển khiến chúng ta luôn có cảm giác tê cóng ảnh hưởng đến việc cầm nắm.
Đau nhức tại vùng thoát vị đĩa đệm là triệu chứng phổ biến nhất khi bị thoát vị đĩa đệm
4. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Hiện nay có hai phương pháp phổ biến nhất để chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp Đông Y và Tây Y.
4.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Đông Y
Phương pháp Đông Y hay dùng nhất hiện nay gồm có phương pháp xoa bóp bấm huyệt và dùng thuốc. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt thường được kết hợp với phương pháp châm cứu, tắm bùn khoáng hoặc kết hợp cùng các bài thuốc lá. Có 3 bài thuốc thường được sử dụng như:
- Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng có xước: Cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam có tính bình, vị cây ấm, có công dụng trong giảm đau gân cốt, lưu thông máu dễ dàng. Bạn chuẩn bị 20g mỗi loại cỏ xước, ý dĩ, thiên niên kiện, tô mộc, ngải cứu, lá lốt, cẩu tích, củ ráy và 16g đỗ trọng. Hỗn hợp này phơi khô và sắc với 6 bát nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 2 bát thì dừng lại, chia làm 2 lần uống trong ngày sau các bữa ăn.
- Bài thuốc từ lá lốt: Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, tính cay ấm, hơi the, có tác dụng giảm đau xương khớp, giảm đầy hơi, khó tiêu, chống khuẩn và kháng viêm. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 30g lá lốt, 30g cỏ xước, 30g ngải cứu. Để áp dụng phương pháp này bạn rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô hỗn hợp nguyên liệu trên. Cho các vị dược liệu này vào nước đun thành nước uống thay nước lọc hàng ngày.
- Bài thuốc từ cây xương rồng: Cách này bạn chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng và một chút muối hạt. Xương rồng rửa sạch, bỏ gai, dã dập rồi trộn với muối hạt, sau đó sao trên bếp lửa hoặc quay trong lò vi sóng khoảng 2 phút.
4.2. Phương pháp Tây Y
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị và giảm đau thoát vị đĩa đệm gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm thường dùng là Paracetamol, Acetaminophen,… ức chế thần kinh, ngăn cơn đau đến não bộ, giảm đau nhanh.
- Thuốc kháng viêm Steroid: gồm có Aspirin, Diclofenac,… trường hợp có tiền sử bệnh lý gan, thận, tim mạch cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Nhóm thuốc giãn cơ: gồm có Myonal, Mydocalm,… kích thích thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép, vùng cơ giãn ra, vận động trở nên linh hoạt hơn.
- Thuốc tiêm Corticoid: dùng để giảm đau mạnh khi thoát vị đĩa đệm chuyển sang các giai đoạn cuối
- Nhóm vitamin nhóm B: Phổ biến như vitamin B1, B6, B12,… hỗ trợ điều trị bệnh
Ngoài việc dùng thuốc, tùy vào tình trạng bệnh bạn cần phải mổ đĩa đệm. Tùy nhiên các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân không nên thực hiện mổ vì trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra nhiều rủi ro đáng tiếc như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết thương, tổn thương rễ dây thần kinh hoặc mô mềm bao quanh, tỷ lệ tái phát cao từ 5 – 10%.
Hiện nay còn một số phương pháp khác như điều trị bằng tia laser, sóng cao tần, chữa bệnh bằng tế bào gốc, tiêm ngoài màng cứng…nhưng chi phí khá cao.
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin về thoát vị đĩa đệm. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại thông tin chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt