Gai cột sống chữa như thế nào: Đáp án từ chuyên gia
Gai cột sống còn được gọi là bệnh thoái hóa các khớp, thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và cao niên. Nhiều người cho rằng gai cột sống chỉ cần cắt bỏ phần gai thì bệnh sẽ khỏi. Liệu rằng quan niệm này có đúng? Hôm nay, hãy cùng lắng nghe các chuyên gia tư vấn, giải đáp xem bị gai cột sống chữa như thế nào là hiệu quả nhất hiện nay nhé.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu chung về bệnh gai cột sống
Trước khi tìm hiểu gai cột sống chữa như thế nào thì bạn nên tìm hiểu về bệnh để hiểu rõ hơn cơ chế can thiệp của y khoa trong điều trị bệnh.
Khái niệm bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống còn được gọi là thoái hóa cột sống hay vôi hóa cột sống là tình trạng các gai xương trên thân cột sống, đĩa sụn hay các dây chằng mọc dài ra và gây chèn ép các dây thần kinh hoặc do kế phát từ bệnh viêm khớp cột sống mạn tính.
Gai cột sống là tình trạng các mẫu xương mọc dài ra ma sát với các bộ phận xung quanh
Bệnh có xu hướng tăng dần theo độ tuổi, thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi sau 45 do quá trình thoái hóa tự nhiên của các khớp. Một cơ thể bình thường của người có 33 đốt sống. Tất cả các các đốt sống đều có thể bị gai và tùy vào vị trí mà gai đốt sống chia thành gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực và gai đốt sống thắt lưng.
Các tác động bên ngoài nào làm ảnh hưởng bệnh?
Ngoài quá trình thoái hóa của xương khớp ở giai đoạn tuổi già thì một số lý do làm tăng nguy cơ bị gai cột sống:
- Di truyền: Những gia đình có người thân mắc bệnh gai cột sống thì nguy cơ cao các khớp thoái hóa sớm.
- Công việc: Các công việc có nguy cơ cao bị gai cột sống sớm như khuân vác, nhân viên ngồi làm việc thường xuyên như trong văn phòng, nhân viên kế toán, người phải đứng nhiều hoặc thường xuyên mang giày cao gót như lễ tân, giáo viên,…
- Ngoài ra, theo khảo sát thì các vận động viên cử tạ là đối tượng bị gai cột sống sớm chiếm tỷ lệ cao bởi một trọng lượng lớn đè lên cột sống khiến cho quá trình thoái hóa và suy yếu diễn ra nhanh.
Triệu chứng
Người bị gai cột sống sẽ thường có các biểu hiện như sau:
- Tùy vào vị trí bị gai và sự ma sát giữa các mẩu xương nhô ra với các mô cơ quan, dây chằng, rễ thần kinh, tủy hay ống xương mà cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng, vai, cổ.
- Mẫu xương càng lớn, lực ma sát càng mạnh, cơn đau dữ dội hơn và lan sang các vị trí xung quanh như cánh tay, mông, đùi, hai chân.
- Một số có biểu hiện tê cứng tay, chân, làm hạn chế quá trình di chuyển hay vận động.
Các cơn đau xuất hiện ở các vị trí khác nhau tại những vùng hình thành gai
2. Người bị bệnh gai cột sống chữa như thế nào trong y khoa hiện nay?
Không ít các bệnh nhân khi được bác sĩ chẩn đoán bị gai cột sống sẽ thắc mắc rằng gai cột sống chữa như thế nào? Gai cột sống là một bệnh xương khớp do quá trình ăn mòn tự nhiên của cơ thể theo tuổi nên hiện nay y học vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị đều chỉ mang tính giảm đau, hạn chế các triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa xương.
Hiện nay, có 02 phương pháp phổ biến được sử dụng để chữa bệnh gai cột sống bao gồm:
- Điều trị bằng phương pháp bảo tồn không có sử dụng dao kéo để giảm thiểu tối đa các cơn đau và hạn chế rủi ro, nhiễm trùng hậu phẫu thuật có thể xảy ra cho bệnh nhân.
- Điều trị bằng phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp các mẫu xương mọc ra quá dài gây chèn ép đến tủy và dây thần kinh.
Phương pháp bảo tồn:
Các phương pháp bảo tồn được sử dụng bao gồm để người bệnh nghỉ ngơi kết hợp với xoa bóp thư giãn hoặc tập vật lý trị liệu.
Chữa gai cột sống bằng thuốc
Tùy theo mỗi triệu chứng mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Các thuốc được sử dụng thường xuyên bao gồm thuốc giảm đau (Paracetamol, Aspirin,…) hoặc các thuốc có tác dụng kháng viêm không Corticoid (Diclofenac, Naproxen,…), thuốc giãn cơ. Tuy nhiên các loại thuốc Tây y chưa cho hiệu quả tối ưu, chỉ có tác dụng giảm đau tức thì, trường hợp sử dụng kéo dài còn để lại nhiều tác dụng phụ. Do đó người bệnh khi sử dụng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống có thể khiến tình trạng bệnh năng hơn.
Các loại thuốc chỉ có tác dụng giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân chứ không tác dụng điều trị bệnh triệt để
Nghỉ ngơi kết hợp với xoa bóp
Hầu hết các triệu chứng của người bệnh đều tăng khi vận động. Do đó, nằm nghỉ hay hạn chế đi lại kết hợp với xoa bóp sẽ giúp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn, nhất là với các cơn đau cấp tính. Việc nằm nghỉ sẽ hạn chế tối đa sự ma sát của gai với các bộ phận khác. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân bị gai cột sống thì luôn nằm để giảm đau. Khi cơn đau đã giảm thì nên ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng để không xảy ra tình trạng teo cơ, cứng các cơ, khớp, vận động chậm chạp, kém linh hoạt.
Tập vật lý trị liệu hoặc các bài tập thể dục
Các phương pháp vật lý trị liệu hiện nay như châm cứu, xoa bóp bấm nguyệt, kéo dãn cơ, chiếu tia laser, đèn hồng ngoại,… được sử dụng nhiều và cho kết quả giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, các phương pháp trên còn giúp bệnh nhân tăng cường khả năng vận động, lưu thông khí huyết. Hơn nữa, phương pháp này cũng không gây nhiều tác dụng phụ nên khá an toàn với bệnh nhân, giúp kiểm soát tốt tiến triển của bệnh và các biến chứng.
Chữa gai cột sống bằng vật lý trị liệu hay các bài tập thể dục an toàn và cho hiệu quả giảm đau nhanh
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định nhằm cắt bỏ hết các phần gai mọc ra trên thân để giải phóng sự chèn ép. Tuy nhiên, quá trình mổ xẻ chỉ tiến hành trong trường hợp gai quá dài hoặc các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng.
Phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống đòi hỏi người thực hiện cần phải có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao. Sau phẫu thuật, vết mổ có thể để lại sẹo hay bị nhiễm trùng. Hơn nữa, điều trị bằng phẫu thuật cũng chỉ giúp tình trạng gai cột sống của bệnh nhân ổn định trong thời gian ngắn và theo thời gian, gai xương vẫn tiếp tục mọc và bệnh tái phát trở lại.
Ngoài ra, nhiều người còn tìm đến phương pháp chữa bệnh gai cột sống bằng cách nắn chỉnh cột sống để sửa vị trí bị sai lệch (Chiropractic) hoặc tìm đến các bài thuốc nam theo kinh nghiệm của dân gian.
Gai cột sống là căn bệnh bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa tối đa nguy cơ hoặc đẩy lùi độ tuổi mắc bệnh bằng một chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học mỗi ngày, hạn chế đứng, ngồi một chỗ quá lâu, không mang vác vật quá nặng,… Đặc biệt, sử dụng ít bia rượu, ăn ít chất béo và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu xơ như rau xanh, các loại vitamin,… để giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế quá trình thoái hóa xương diễn ra nhanh chóng.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt