Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Mỗi sáng khi ngủ dậy hay lúc thời tiết thay đổi, bạn đột nhiên có cảm giác đau nhói, cứng khớp gối và phải mất một lúc sau mới trở lại bình thường. Đừng chủ quan, đó có thể là dấu hiệu thông báo bạn đã bị viêm khớp gối. Cùng đọc qua bài viết này để hiểu rõ thêm về căn bệnh nhé.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp gối là bệnh gì?
Khớp gối là bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Nó có nhiệm vụ liên kết xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân những nơi chịu trách nhiệm việc đi lại của cơ thể. Ở giữa các đầu xương thường một lớp sụn bao phủ như lớp đệm ở khớp. Tại đây còn có mô hoạt dịch trải dài trên khớp cung cấp dưỡng chất cho khớp gối, được xem như là chất bôi trơn giúp khớp gối hoạt động trơn tru.
Chấn thương hay nguyên nhân nào đó làm viêm nhiễm ảnh hưởng đầu gối, phá hủy sụn khớp nghiêm trọng khiến bệnh nhân bị sưng đau, đi lại khó khăn gây nên bệnh viêm khớp gối.
Có 3 loại viêm khớp khác nhau có thể xuất hiện ở đầu gối bao gồm: thoái hóa khớp gối (viêm xương khớp), viêm khớp kinh niên sau chấn thương và viêm khớp dạng thấp.
Thoái hóa khớp
Loại viêm khớp phổ biến nhất là thoái hóa khớp, sự thoái hóa trong sụn khớp. Điều này làm cho xương cọ xát vào nhau và làm chức năng khớp tổn thương. Mặc dù thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng, độ tuổi hay giới tính nào, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ và người trên tuổi 50.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là loại viêm khớp ảnh hưởng đến nhiều các khớp trong cơ thể, triệu chứng mang tính chất đối xứng, ví dụ bệnh xuất hiện ở khớp ngón tay cả 2 bên bàn tay.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn (hệ miễn dịch tự tấn công các mô của nó). Đối với bệnh lý này, các màng hoạt dịch bao bọc các khớp gối sưng lên khi chúng bị bạch cầu tấn công. Chúng làm mềm xương và gây đau khớp. Trong một nghiên cứu khác, người bệnh sẽ cảm thấy đau và nóng rát như kim châm.
Viêm khớp kinh niên
Viêm khớp kinh niên do chấn thương hình thành do rách sụn hay chấn thương dây chằng và xương xung quanh vùng khớp. Nó có thể xuất hiện vào những năm sau tai nạn.
Ngoài 3 loại viêm khớp phổ biến trên, hiện nay vẫn còn hơn 100 loại viêm khớp khác. Bệnh nhân có thể mắc nhiều hơn một loại viêm khớp gối vào cùng một thời điểm.
2. Triệu chứng của bệnh viêm khớp gối
Có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng sau:
- Thường đau khớp gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Đỏ và sưng tấy khớp gối: đây hiện tượng bình thường của phản ứng viêm, tích tụ dịch lỏng khiến khớp bị sưng lên, gây đau nhức cho người bệnh.
- Cứng khớp gối, khó vận động khớp.
- Khi hoạt động như gập hay duỗi chân, đầu gối phát ra âm thanh răng rắc, có cảm giác như khớp bị khô.
Nếu không kịp phát hiện sớm và bệnh chuyển biến nặng thêm sang giai đoạn 3 – 4 sẽ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:
- Mất chức năng vận động thông thường.
- Biến dạng khớp nguy cơ gây tàn phế, bại liệt
- Là tiền đề của bệnh thấp khớp cấp làm tổn thương van tim gây nên các bệnh về tim mạch.
3. Nguyên nhân
Bệnh viêm khớp gối có thể khởi phát bởi các nguyên nhân sau:
- Chấn thương: chấn thương, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày làm tổn thương trực tiếp đến đầu gối gây chênh khớp, lớp đệm sụn bị vỡ.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý, sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh, dầu mỡ, gây thiếu chất dinh dưỡng phát triển của xương đặc biệt là canxi, kali hay photpho.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
- Áp lực lớn và thường xuyên lên khớp gối.
- Rối loạn tiêu hóa làm tăng axit uric trong máu dẫn đến bệnh gút, gây ảnh hưởng đến khớp gối hay bất kì các khớp nào.
4. Các giai đoạn của bệnh viêm khớp gối
Viêm khớp gối phát triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: Bắt đầu có những dấu hiệu đau nhẹ, đau âm ỉ, đến nhanh và đi cũng nhanh. Có những nốt gai nhỏ bắt đầu xuất hiện ở vùng gối, sụn có tổn thương nhẹ.
- Giai đoạn nhẹ: Qua ảnh chụp X – Quang có thể thấy lớp sụn giữa xương có dấu hiệu mòn dần, khớp gối phát triển nhiều gai hơn.
- Giai đoạn giữa: Người bệnh cảm thấy đau, khó khăn trong vận động sinh hoạt hàng ngày vì bây giờ sụn bị tổn hại nặng, khoảng cách hai đầu xương hẹp lại, hiện tượng cọ xát lên nhau.
- Giai đoạn nặng: Khi này chất dịch ở giữa xương gối còn rất ít. Khoảng cách giữa các khớp xương rất hẹp, sụn nâng đỡ khớp gối bị vỡ nhiều hoặc mất đi hoàn toàn, xương chồng lên xương, một số trường hợp xương bị lệch khỏi vị trí, gây biến dạng. Ở giai đoạn này chỉ có thể nhờ phẫu thuật ngoại khoa can thiệp để chữa trị.
5. Những phương pháp điều trị
Điều trị bằng phương pháp Tây y
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Korulac, Fenalgic, Arcoxia, Bonlutin, Mobic,…
- Tiêm thuốc trực tiếp vào khớp gối. Chỉ có tính chất tạm thời, không có hiệu quả lâu dài, không có tác dụng loại bỏ tận gốc căn nguyên của bệnh.
- Phẫu thuật thay khớp gối: Đòi hỏi cao và chi phí khá lớn tuy nhiên những biến chứng trong và sau phẫu thuật không hề đơn giản.
Điều trị bằng phương pháp Đông y
Hiện nay, khá nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối tìm đến các bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như: cỏ xước, ngũ gia bì, địa liền, lá lốt, ngải cứu, dây đau xương,… rất hiệu quả và an toàn.
Cải thiện bệnh viêm khớp bằng những thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Nên quan tâm, chú ý đến cân nặng của bản thân, giữ cho mình một cân nặng lý tưởng. Vì người thừa cân khiến cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp khiến khớp bị tổn thương thêm, đặc biệt với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá hay các chất kích thích khác. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị viêm khớp gấp hai lần người bình thường.
- Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cung cấp nhiều vitamin, canxi cần thiết cho cơ thể như rau xanh và trái cây. Không nên quá ngọt hay quá mặn.
- Hạn chế những công việc lao động nặng, ngồi nhiều,… gây ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối.
- Tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động.
- Luyện tập thể dụng thể thao điều độ với những bài tập nhẹ nhàng, không luyện tập với cường độ quá mạnh.
- Sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp.
Viêm khớp gối là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế nếu chúng ta chủ quan. Vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đi khám ngay để có phương pháp điều trị thích hợp trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt