Bệnh nhân bị đau khớp kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?
Các triệu chứng đau nhức xương khớp vừa gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho bệnh nhân vừa để lại biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài phương pháp dùng thuốc, sinh hoạt khoa học thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh. Vậy người bị đau khớp kiêng ăn gì để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn?
Nội dung bài viết
1. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người bị đau khớp
Đau nhức các vùng xương khớp chân, tay, ngón chân, cổ, đốt sống,… có khả năng tiến triển nặng khi người bệnh ăn uống không đúng cách. Bệnh này không chỉ gây cảm giác đau đớn, tác động lớn tới sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nhiều bệnh nhân khi phát hiện các bệnh xương khớp thường chủ quan, lơ là không chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Được biết, thực phẩm ăn uống không những cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể mà còn có tác dụng khống chế, ngăn ngừa bệnh phát triển.
Thậm chí có người chỉ nghe lời mách bảo hoặc những lời truyền tai từ người không có kinh nghiệm. Sau đó, kiêng khem gây suy dinh dưỡng hoặc ăn uống vô tội vạ làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.
Do đó, việc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau khớp vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn nắm rõ bệnh đau khớp kiêng ăn gì, loại trừ các nhóm thực phẩm không nên ăn để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
2. Giải đáp thắc mắc: Đau khớp kiêng ăn gì?
Như đã nói ở trên, để giảm các triệu chứng đau và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh xương khớp. Người bệnh nên liệt kê các nhóm thực phẩm cần kiêng để hạn chế ăn trong các bữa chính và phụ. Vậy người bị đau khớp kiêng ăn gì?
2.1. Tạm biệt các loại thức ăn nhanh
Lối sống bận rộn làm cho mọi người không có thời gian để chuẩn bị các bữa ăn chỉn chu. Nhất là những người cần phải đi làm việc từ sớm thì lựa chọn thức ăn nhanh là ưu tiên hàng đầu.
Thế nhưng, trong các món ăn nhanh như: Bánh mì, khoai tây chiên, bánh hamburger, mì gói,… lại chứa rất dầu mỡ và lượng lớn chất béo bão hòa. Việc ăn những thực phẩm này có khả năng tăng phản ứng viêm, gây cơ béo phì là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp.
Vì vậy, nếu bạn không muốn các cơn đau khớp ngày càng tồi tệ thì hãy gạch nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn càng sớm càng tốt.
2.2. Hạn chế dùng muối và thức ăn quá mặn
Muối giúp thức ăn trở nên đậm đà, ngon hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều muối trong nêm nếm món ăn không tốt cho người đang bị đau, viêm khớp.
Ăn thức ăn quá mặn sẽ kích thích quá trình đào thải calci qua đường tiểu, làm cho nồng độ calci trong máu giảm dần. Từ đó, làm cho bệnh viêm đau tại các vị trí khớp trở nặng hơn, thậm chí dẫn tới loãng xương.
2.3. Không nên ăn các loại thịt có màu đỏ và nội tạng động vật
Trong các loại thịt màu đỏ như: Thịt bò, thịt dê, thịt trâu, gan, tim,… chứa rất nhiều dưỡng chất. Thế nhưng người bị đau khớp sẽ không cải thiện được bệnh nếu ăn nhóm thực phẩm này. Bởi trong thịt đỏ chứa acid uric và chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ viêm khớp mãn tính.
Bên cạnh đó, nội tạng động vật chứa lượng phospho cao khi ăn thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ calci trong máu. Dẫn tới tình trạng xương khớp bị bào mòn, yếu dần và khiến triệu chứng bệnh ngày càng nặng hơn.
2.4. Kiêng các loại hải sản
Các loại hải sản: Tôm, cua, cá, mực, nghêu,… chứa rất nhiều sắt và kẽm có khả năng phá hủy các sụn khớp. Dù bạn ăn một lượng nhỏ nhưng nếu không biết cách kiểm soát sẽ làm cho các sụn xương va chạm vào nhau, sưng tấy, đau nhức và giảm khả năng vận động.
Bên cạnh đó, nghiên cứu y khoa tại Mỹ đăng trên tạp chí Environmental Health Perspective, cho rằng hải sản chứa lượng lớn thủy ngân – Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp ở mọi lứa tuổi.
2.5. Không sử dụng bột mì
Bột mì và các chế phẩm làm từ bột mì như: Bánh mì, bánh rán, bánh ngọt,… khi người bị đau khớp ăn phải sẽ làm cho nồng độ glucose trong máu tăng cao.
Một khi lượng glucose trong máu dư, liên kết với protein ở cơ thể sẽ tạo phản ứng glycation, khiến quá trình viêm nhiễm các mô xương khớp trở nặng hơn.
2.6. Thực phẩm nhiều đường
Các loại bánh quy, bánh ngọt hay bánh kem dù mang lại cảm giác ngon miệng nhưng không tốt cho người bị đau khớp. Người bệnh ăn thực phẩm này có thể làm thay đổi chức năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, lượng đường cung cấp quá nhiều vào cơ thể, khiến tình trạng sưng viêm khó cải thiện và các xương khớp bị thoái hóa, suy yếu nhanh chóng.
2.7. Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích
Bên cạnh những nhóm thực phẩm trên, người bị đau khớp nên tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất lượng kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,…
Sử dụng những chất này không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp mà còn tác động tới chức năng tiêu hóa, tim mạch, gan, thận. Đồng thời chúng làm giảm calci trong máu, cản trở quá trình hình thành xương và làm chậm quá trình giảm đau.
3. Những dưỡng chất nên bổ sung để hỗ trợ giảm đau khớp hiệu quả
Ngoài kiêng kỵ các loại thực phẩm kể trên, người đang gặp các bệnh lý về khớp để giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa dưỡng chất sau:
3.1. Vitamin C
Vitamin C vốn là chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sụn khớp. Bổ sung dưỡng chất này giúp tăng cường chất lượng sụn, giảm các triệu chứng đau và ngăn ngừa bệnh khớp chuyển sang giai đoạn nặng.
Vì vậy, trong thực đơn của người bệnh nên có: Bưởi, cam, dâu tây, đu đủ, cà chua, ớt chuông, cải xoăn,…
3.2. Vitamin D
Đảm nhiệm vai trò ngăn chặn sự phá vỡ sụn và ngăn cho phản ứng viêm không làm thu hẹp không gian khớp.
Để tăng cường vitamin D cho cơ thể, người bị đau khớp nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng từ 6h30 – 8h là tốt nhất. Kết hợp ăn các loại thực phẩm: Đậu hũ, trứng gà và sữa chua.
3.3. Beta Carotene
Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng tuyệt vời đối với người bị các bệnh lý về xương khớp. Không những giúp giảm đau, beta carotene còn ngăn chặn những tổn thương do bệnh gây ra.
Đặc biệt, dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm dễ tìm mua: Khoai lang, củ cải đỏ, măng tây, rau bina, cà chua, dưa lưới và lá bạc hà.
3.4. Axit béo Omega – 3
Chất béo không bão hòa giúp ngăn chặn sự hình thành enzyme và cytokine phá vỡ sụn khớp. Giúp giảm viêm, xoa dịu các cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh trong suốt quá trình điều trị.
Các loại thực phẩm chứa omega -3 không thể bỏ qua: Hạt óc chó, hạt mắc ca, tinh dầu cá, dầu ôliu,…
3.5. Curcumin
Cuối cùng, curcumin chính là dưỡng chất mà người bị bệnh về khớp cần bổ sung trong các bữa ăn. Cung cấp thành phần này giúp cải thiện chức năng xương khớp, giảm đau và ngăn chặn quá trình lão hóa khớp.
Bạn có thể tìm kiếm những thực phẩm chứa curcumin như: Nghệ tươi, bột nghệ và tinh bột nghệ vàng/đỏ.
Hy vọng bài viết giải đáp thắc mắc người bệnh đau khớp kiêng ăn gì để ngăn ngừa bệnh phát triển sang mức độ nặng hơn, cung cấp cho bạn kiến thức quan trọng khi cần điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh khớp ngay từ sớm.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt