Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Gai cột sống tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần và cả đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh gai cột sống qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên gai cột sống:

1.1. Thoái hóa cột sống

Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị gai cột sống. Tuổi càng cao, xương khớp và sụn sẽ thoái hóa mạnh hơn.

1.2. Thoát vị đĩa đệm

Khi đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu sẽ khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau và hình thành các gai xương. Điều này có thể gây chèn ép cho các rễ thần kinh và tủy sống.

1.3. Do chấn thương

Nếu bạn gặp các chấn thương khi tập thể thao, đi xe đạp…. Có thể làm cho các khớp xương hoặc hệ cột sống bị tổn thương, hư hại. Những phản ứng của cơ thể tự sinh ra nhằm sửa chữa những tổn thương ở các khớp xương này sẽ hình thành gai.

Chấn thương là một trong những nguyên nhân gai cột sống

Nguyên nhân gây gai cột sống này cũng có thể hình thành do sự lắng đọng canxi ở vùng khớp, dây chằng dày lên do phản ứng viêm.

1.4. Sự lắng đọng canxi

Nguyên nhân do sự lắng đọng canxi xuất hiện ở vị trí các dây chằng, gân. Thường gặp trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa cột sống. Đặc biệt thường gặp ở người lớn tuổi, gân cốt lão hóa, không còn dẻo dai. Sự lắng đọng canxi này tồn tại dưới dạng Calcipyrophosphat.

1.5. Do viêm khớp cột sống

Tình trạng viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống. Lâu ngày theo thời gian phần sụn này sẽ bị hao mòn. Dần dần bề mặt trơn láng của nó sẽ dần thay thế bằng tình trạng thô ráp và xù xì. Cuối cùng 2 bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có 1 quá trình tự điều chỉnh để khắc phục. Những hiện tượng trên tuy nhiên kết quả của quá trình cơ thể tự chỉnh sửa này. Là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể hiểu rằng, gai xương chính là 1 sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

1.6. Nguyên nhân do thoái hóa sụn

Một nguyên nhân gai đốt sống phổ biến khác bắt nguồn từ phần sụn. Sụn này nằm giữa 2 đốt sống hay còn được gọi với tên quen thuộc là bao xơ đĩa đệm.

Khi phần sụn này bị thoái hóa theo thời gian đặc biệt là vùng sụn ở lưng và cổ. Những nơi phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các động tác hoạt động hàng ngày như đi đứng nằm ngồi, khuân vác, cúi lên cúi xuống.. Theo thời gian vận động, nó sẽ bị lão hóa, khi đó phần bao xơ này sẽ bị nứt vỡ, mất nước và xẹp đi.

Kết quả là các đốt sống liền kề không được phần sụn. Phần đĩa đệm này chống đỡ nữa nó sẽ bắt đầu mòn dần do ma sát, càng ngày tình trạng mòn càng cao. Hình thành lên gai xương, dẫn đến hiện tượng đau mỗi khi cử động. Qua những nguyên nhân trên bạn cũng biết tại sao bị gai cột sống rồi chứ!

Ở giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện cụ thể. Các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn khi bệnh đã chuyển sang cấp độ nặng và rất khó điều trị. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu gai cột sống để có những biện pháp điều trị sớm.

2. Các triệu chứng của bệnh gai cột sống

2.1. Triệu chứng gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ có những triệu chứng điển hình sau:

  • Nhiễm trùng cột sống.
  • Đau nhức cổ và cứng khớp cổ.
  • Đau đầu xuất hiện ở phía sau hộp sọ của bạn.
  • Đau lan tỏa xuống vai hoặc chân tay trên .
  • Cảm giác có tiếng kêu khi xoay cổ.
  • Giảm tầm hoạt động của cột sống cổ.
  • Cơ yếu bất thường ở vai hoặc tay.
  • Ngứa ran ở vai hoặc tay.
  • Có thể bị giảm khả năng giữ cân bằng cơ thể.

2.2. Triệu chứng gai cột sống thắt lưng

Cột sống lưng và thắt lưng gồm đốt sống từ L1 đến L5, S1 đến S5. Bệnh gai cột sống lưng hình thành từ quá trình thoái hóa cột sống ở vị trí cột sống thắt lưng l4 l5 và l5 s1. Các triệu chứng cụ thể:

  • Đau liên tục và nhiều hơn khi người bệnh nằm nhiều.
  • Đau mạnh hơn khi người bệnh có vận động quá sức.
  • Mất cảm giác ở cột sống thắt lưng.
  • Đau thần kinh tọa.
  • Mất cảm giác, mất sức mạnh cơ bắp.
  • Ngứa ran từ lưng dưới xuống dưới chân.
  • Chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
  • Chức năng ruột hoặc bàng quang bị suy yếu.
Đau thắt lưng là một trong những triệu chứng điển hình của gai cột sống thắt lưng

3. Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây biến dạng hoặc mất đường cong sinh lý một phần khi bệnh ở thể nhẹ và nghiêm trọng hơn theo tình trạng bệnh.

Nếu người bệnh không có các biện pháp điều trị kịp thời và chế độ kiêng hợp lí có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm như suy yếu các cơ dép khiến bệnh nhân không gấp bàn chân và có thể mất phản xạ phần gân gót.

Đầu tiên phải kể đến đó là những cơn đau vùng thắt lưng. Vị trí gai đốt sống có thể gây ra các cơn đau nặng nhất tại vị trí ở cột sống. Bởi đây là vùng chịu lực nhiều. Là trụ đỡ cho các động tác xoay, nghiêng, ngửa người theo nhiều hướng linh hoạt. Do vậy, các cơn đau có thể dữ dội và lan ra vùng lưng, vùng xương cùng.

Bệnh gây nên các hiện tượng chèn ép rễ thần kinh tại vùng gai đốt sống. Nếu nguy hiểm hơn có thể dẫn đến các bệnh về rễ thần kinh như đau dây thần kinh hông to, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống khiến bệnh nhân gặp phải các rối loạn trong chức năng vận động, phản xạ, cản trở các sinh hoạt thường ngày, làm suy yếu, thậm chí mất khả năng lao động.

Trong trường hợp gai bị chèn ép vào tủy, gây ra hẹp ống tủy hay chèn ép vào dây thần kinh. Gây ra tê chân tay hay tiểu tiện mất kiểm soát. Người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật. Nhưng nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật xong thì gai vẫn tái phát, mọc lại ở vị trí cũ.

4. Cách phòng ngừa gai cột sống

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng ngừa gai cột sống

Để phòng ngừa bệnh gai cột sống, hãy áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế khuân vác nặng nhọc. Tránh chấn thương và các tư thế dẫn đến chấn thương vùng cột sống do chơi thể thao, mang vác hoặc tai nạn,…
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu như bị béo phì nhằm giảm tải lực đè lên cột sống.
  • Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo. Không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích khác.
  • Luôn giữ cột sống ở tư thế tốt, tránh đứng hoặc ngồi sai tư thế quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế.
  • Tập thể dục đều đặn, nên tập các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tránh những môn thể thao quá sức, chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ,…
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7