Bật mí cách phòng ngừa bệnh gai cột sống đúng cách

Bệnh gai cột sống có tên khoa học là Spondylosis, một căn bệnh thoái hóa cột sống do xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) ở phía ngoài và hai bên cột sống, rất ít trường hợp mọc ở phía sau (trường hợp này có thể bị chèn ép vào tủy và rễ thần kinh). Bệnh gai cột sống đối với nhiều người là nỗi ám ảnh do nó gây đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày

Gai xương – các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp, đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng hay quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hoặc lắng đọng canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống tạo ra bệnh gai cột sống ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thậm chí có thể dẫn đến bại liệt nếu không điều trị kịp thời.

Có thể thấy rằng bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống nhưng thông thường thì khu vực thắt lưng, cổ hay mắc nhất và các bệnh thường gặp: gai đốt sống cổ (Cervical Spondylosis), gai đốt sống ngực (Thoracic Spondylosis), gai đốt sống thắt lưng (Lumbar Spondylosis).

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gai cột sống

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Nguyên nhân gây ra bệnh bắt nguồn từ phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống (thường được gọi là bao xơ đĩa đệm) nên khi nó gặp vấn đề thì xương sống lưng và cổ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất do tác động của việc đi đứng, khiêng nặng, cúi lên cúi xuống sai tư thế hoặc làm việc quá độ.

Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những xương khớp nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống; khi khớp xương bị thoái hóa thì phần sụn bọc ở các đầu xương bị hư hại, mòn và tróc ra làm khớp xương bị viêm gây đau kể cả khi đi đứng hoặc ngồi. 

Do khớp cột sống bị viêm nên nên các đĩa đệm giữa các đốt sống bị hư hại, cột sống không còn vững chắc như trước nên nó tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh khớp sống lưng đó.

Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra do sự thoái hóa của tuổi tác; nên phần bao xơ bị mất nước, chất nhờn dẫn đến nứt vỡ, xẹp đi khiến các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và mòn dần do ma sát từ đó hình thành các gai xương gây đau, cản trở cử động của khớp. Không chỉ khi tuổi tác cao mà tình trạng viêm khớp, chấn thương, tai nạn, bệnh béo phì hoặc những yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây gai cột sống.

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gai cột sống:

  • Viêm khớp cột sống mãn tính: quá trình viêm khớp ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống làm lớp sụn hao mòn dần khiến cho bề mặt trơn láng trở nên khô ráp, dần mất đi cho đến khi hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát nhau. Lúc này, xương sẽ có quá trình tự điều chỉnh nhằm khắc phục hiện tượng trên bằng cách hình thành gai xương.
  • Lắng đọng canxi ở gân tiếp xúc với đốt sống hoặc ở các dây chằng – đây là trường hợp hay gặp ở người lớn tuổi do có sự thoái hóa (lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat) làm mất nước ở phần sụn và biến đổi một số chất khiến cho sụn khớp bị canxi hóa gây ra bệnh gai cột sống.
  • Chấn thương làm hư hại xương, khớp cột sống do đó cơ thể tự phản ứng để sửa chữa nơi bị tổn thương bằng cách hình thành gai cột sống và trong trường hợp này gai cũng có thể hình thành bởi sự lắng đọng canxi ở đây chằng do phản ứng viêm khớp.

 

Chấn thương do luyện tập, vận động, tai nạn,... là một trong những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống
Chấn thương do luyện tập, vận động, tai nạn,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Triệu chứng của bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu rõ ràng tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc phần mềm xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau vai, đau thắt lưng hay tay bị tê.

Một số biểu hiện đau thông thường của bệnh: đau thường xuyên xuất hiện ở cổ, thắt lưng đặc biệt là khi đứng hoặc đi lại; mất cảm giác ở phần cột sống liên quan; cơ bắp bị yếu đi là những triệu chứng nhẹ nên khi có biểu hiện của bệnh bạn đừng nên chủ quan mà hãy theo dõi và đi khám càng sớm càng tốt. 

Đối với những người khi đã mắc bệnh nặng thì sẽ thường gặp các dấu hiệu sau: đau tê ở cổ lan qua tay còn đau ở lưng sẽ bị đau dọc xuống chân; đi lại khó khăn không cân bằng; tiểu tiện và đại tiện dễ mất kiểm soát; rối loạn phản xạ tự động, đổ mồ hôi thường xuyên, khó thở, huyết áp tăng giảm bất thường hoặc vì gai xương chèn ép lên các dây thần kinh nên có thể bị tàn phế vĩnh viễn. Do đó trước khi gặp các triệu chứng trở nên khó kiểm soát bạn nên đến nơi thăm khám uy tín để điều trị kịp thời.

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống

Luyện tập hợp lý, dinh dưỡng đúng cách là biện pháp phòng ngừa gai cột sống
Luyện tập hợp lý, dinh dưỡng đúng cách là biện pháp phòng ngừa gai cột sống

Để phòng ngừa bệnh gai cột sống trước hết bạn phải có một chế độ sinh hoạt hợp lý, điều độ bằng cách: bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin D, calcium cũng như ăn nhiều rau xanh, trái cây; tránh các thức ăn nhanh, chất béo có hại như mỡ động vật.

Kiểm soát cân nặng của mình tránh gây tình trạng béo phì, tập thể dục thường xuyên (ví dụ như: bơi lội, yoga, aerobic, tập gym nhưng không quá sức) nhưng không được vận động quá sức như: cử tạ nặng, vận động với tư thế khó đòi hỏi kỹ năng cao.

Đối với nhân viên văn phòng hay học sinh sinh viên nên ngồi đúng tư thế, lâu lâu nên đứng lên đi lại để tránh những bệnh về cột sống, xương cổ.

Chính vì gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn mà còn để lại nhiều khó chịu cho người bệnh nên bạn hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn nhé. Khi có những triệu chứng nhẹ thì hãy đến những nơi uy tín để được thăm khám và điều trị nhằm ngăn ngừa bệnh trở nên nặng và giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7