Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì để mau khỏi?

Trong thời gian qua, bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến và có xu hướng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này nếu không chữa trị sớm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì an toàn và mau chóng khỏi bệnh hiệu quả? 

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi

1. Những điều cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm

Để tìm ra câu trả lời người bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì, mỗi bệnh nhân cần phải hiểu rõ, mức độ, tình trạng và triệu chứng của bệnh.

1.1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, người làm việc nặng thường xuyên. Thế nhưng, ngày nay bệnh này có xu hướng trẻ hóa, kể cả đối tượng từ 20 – 45 tuổi cũng có nguy cơ mắc phải. 

Khi đĩa đệm bị tổn thương hoặc suy yếu sẽ gây ra tình trạng chèn ép rễ thần kinh ở đốt sống. Bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm cho người bệnh gặp nhiều trở ngại khi vận động, đi lại,…

Bệnh chủ yếu xảy ra ở vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Tùy vào mỗi vị trí và độ tuổi mà có mức độ đau khác nhau. 

1.2. Triệu chứng của bệnh 

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu hay mãn tính thường gặp các triệu chứng phổ biến sau: 

  • Cảm giác đau nhức dọc vùng gáy và cột sống thắt lưng với cảm giác đột ngột hoặc đau thành cơn kéo dài hàng ngày. 
  • Mỗi khi thay đổi các tư thế: Nằm nghiêng, ngửa cổ, cúi cổ, xoay người, cúi lưng,… người bệnh thấy đau ngắt quãng hoặc liên tục. 
  • Bệnh ở giai đoạn mãn tính làm cho người bệnh bị hạn chế trong cử động, giảm lực cơ tay, không tự chủ tiểu tiện hoặc bị teo cơ. 
Thoát vị đĩa đệm gây ra các triệu chứng đau ở vùng cổ hoặc đốt sống lưng

2. Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Như bạn đã biết, căn bệnh này nếu để lâu sẽ làm tình trạng trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm: Teo cơ, rối loạn cảm giác, tàn phế và ảnh hưởng tới hệ thần kinh. 

Bệnh hiện được chữa trị theo nhiều phương pháp như: Vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm chỉ chữa khỏi hẳn khi người bệnh ở giai đoạn bao xơ. Lúc này, đĩa đệm chưa bị lồi nên có thể áp dụng phương pháp giảm đau, phục hồi chức năng với khả năng cải thiện khoảng 95%. 

Đối với tình trạng bệnh mãn tính, mức độ nặng, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân chọn cách phẫu thuật. Giải pháp này mang lại tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên dễ để lại di chứng, rủi ro và nguy cơ tái phát về sau. 

3. Người bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì an toàn, hiệu quả cao?

Để giảm cảm giác đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy, người bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?

Giải đáp thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Giải đáp thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?

Hiện nay, thuốc chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm có rất nhiều loài. Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh lý và đặc tính của mỗi loại thuốc mà bác sĩ tư vấn, kê đơn phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là các loại thuốc phổ biến dành cho người mắc phải căn bệnh này: 

3.1. Nhóm thuốc giảm đau

Do bệnh gây cảm giác đau nhức làm bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi nên sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng. Các loại thuốc thuộc nhóm này gồm: Paracetamol, Aspirin, một số NSAID. 

  • Công dụng chính: Sử dụng thuốc giảm đau thường có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì. Khi sử dụng đúng liều và đúng cách sẽ giảm đáng kể các triệu chứng, giúp phục hồi bệnh nhanh hơn. 
  • Lưu ý: Nhóm thuốc giảm đau có thể để lại tác dụng phụ: Ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, hệ tiêu hóa,… Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

3.2. Nhóm thuốc chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này được bày bán phổ biến trên thị trường và có nhiều loại. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm thường sử dụng hai loại thuốc sau: 

Diclofenac: 

  • Được bào chế dưới dạng viên nén (25mg, 50mg), viên đạn (25mg, 100mg), ống tiêm (75mg/2ml) và gel bôi ngoài (10mg/g). 
  • Chỉ định: Dùng cho người bị thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp.
  • Liều dùng: Người lớn chia  2 – 3 lần uống, mỗi lần 75 – 150mg/ngày. Trẻ em uống 1 – 2 lần, mỗi lần dưới 10mg theo chỉ định của bác sĩ. 

Meloxicam: 

  • Được bào chế dưới dạng viên nén (7,5mg, 15mg), ống tiêm (15mg/1,5ml) và viên đặt trực tràng (7,5mg).
  • Chỉ định: Dùng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trong thời gian ngắn. 
  • Liều dùng: Tiêm bắp không quá 15mg/lần/ngày hoặc thuốc uống 7,5mg/lần/ngày. Khuyến cáo sử dụng liều thấp và không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi, người bị suy thận, gan. 
Nhóm thuốc chống viêm không steroid điều trị thoát vị đĩa đệm

3.3. Nhóm thuốc thần kinh

Các loại thuốc thuộc vitamin B (B1, B6, B12) dùng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Chúng có tác dụng bổ sung chất bổ cho thần kinh, nhằm kích thích sản sinh máu, bổ sung vi chất và hỗ trợ chuyển hóa năng lượng. Từ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy minh mẫn, vận động linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. 

Liều dùng: 

  • Vitamin B1 mỗi ngày uống 1,5mg.
  • Vitamin B5 mỗi ngày uống 2mg.
  • Vitamin B12 mỗi ngày uống 100 – 500mcg.

Tác dụng phụ: Các nhóm thuốc trên khi dùng quá liều sẽ gây sốc phản vệ, nổi mề đay, khó thở, viêm đa thần kinh, suy giảm trí nhớ. 

3.4. Nhóm thuốc tiêm ngoài màng cứng

Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay bị đau thần kinh tọa sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc này. Thế nhưng, màng cứng rất dễ bị tổn thương nếu gặp phải sai sót trong kỹ thuật tiêm truyền. 

Do đó, tiêm ngoài màng cứng chỉ áp dụng khi người bệnh gặp các cơn đau dữ dội và chọn nơi khám chữa bệnh uy tín để đảm bảo an toàn khi điều trị. 

Liều dùng: Mỗi đợt tiêm 3 mũi, sau 3 – 7 ngày tiêm lặp lại để phát huy tối đa tác dụng của thuốc. 

4. Một vài lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Để sử dụng các nhóm thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phát huy tác dụng và  mang lại hiệu quả lâu dài, bệnh nhân cần lưu ý: 

Lưu ý sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đúng cách và an toàn
  • Mỗi nhóm thuốc nên uống/tiêm đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm để tận dụng tối đa các công dụng. 
  • Không lạm dụng hoặc dùng thuốc đặc trị quá liều vượt qua mức khuyến cáo. 
  • Nên uống/tiêm thuốc đều đặn, tránh ngắt liều hoặc tự ý bỏ thuốc giữa chừng vì chúng có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, khó chữa trị về sau. 
  • Luôn tham khảo ý kiến và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Không dùng lẫn lộn các loại thuốc với nhau. Trong trường hợp đang sử dụng thuốc ngoài chữa trị bệnh, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ. 
  • Kết hợp dùng thuốc với chế độ dinh dưỡng khoa học, bồi bổ cơ thể, nghỉ ngơi và vận động đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. 
  • Bệnh nhân nên thường xuyên tới bệnh viện tái khám định kỳ 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng bệnh lý. 
  • Bên cạnh đó, người bệnh không nên tùy ý dùng thuốc Đông y, thuốc lá hoặc nghe theo mách bảo của người không có chuyên môn chữa bệnh. 
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc có tác dụng phụ hoặc sốc phản vệ, người bệnh nên tới bệnh viện uy tín để thăm khám và xử trí kịp thời. 

Qua các thông tin giải đáp mọi thắc mắc khi bị thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm chọn đúng loại thuốc. Nhằm chữa trị bệnh an toàn và phát huy tối đa hiệu quả. 

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7