Bệnh thoái hóa cột sống – Đúng và sai trong điều trị
Bên cạnh việc thăm khám các triệu chứng bệnh thoái hoá cột sống, các bác sĩ cần có thêm một vài xét nghiệm, có thể là chụp X-quang và MRI hoặc xét nghiệm máu.
– X-quang là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán thoái hóa cột sống nhằm kiểm tra xem có tổn thương xương, gai đốt xương và mất sụn hoặc đĩa không. Phương pháp này có độ chính xác cao, dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên, X-quang không cho biết các tổn thương lớn ở sụn.
– Xét nghiệm máu thực hiện để loại trừ các bệnh khác, tránh chẩn đoán sai.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) để hiển thị những tổn thương ở đĩa đệm và xác định vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị.
Nội dung bài viết
Sai lầm trong điều trị và sự lừa dối của “thầy thuốc”
Trước khi tìm hiểu phương pháp chữa trị thoái hóa cột sống hiệu quả, có lẽ cần trao đổi ngay với bạn đọc về các sai lầm chết người này. Những sai lầm này có nguyên nhân từ cả thầy thuốc và bệnh nhân.
Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm – corticoid
Các loại thuốc này tuy có tác dụng làm giảm đau nhanh, nhưng khi ngừng sử dụng sẽ xuất hiện các triệu chứng đau nặng hơn. Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân: Diclofennac, celecoxib, meloxicam… trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày (gây loét, viêm), chức năng của gan, thận cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, với nhóm người bị các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ trong máu…phải hết sức chú ý khi sử dụng nhóm thuốc này.
Tiêm thuốc bừa bãi vào thẳng các khớp
Cách điều trị này nếu không tuân thủ đúng kỹ thuật khiến nhiều bệnh nhân có mủ, vi trùng ở trong khớp, có người tử vong vì mủ.
Việc tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp mang lại lợi ích nhất định, như sau khi tiêm các triệu chứng sưng, đau khớp giảm đi, giúp cải thiện vận động của người bệnh trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu lạm dụng tiêm khớp có thể dẫn đến liệt tay chân, làm cho bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng hơn, đặc biệt là có thể nguy hiểm đến tính mạng
Chườm giảm đau không phải lúc nào cũng tốt
Chườm nóng-lạnh, bôi thuốc hay ngâm nước nóng là những phương pháp được nhiều người bị thoái hóa khớp áp dụng. Tuy nhiên không phải ở TH thoái hóa khớp gối nào cũng có thể dùng được. Điển hình như, thoái hóa khớp gối kèm viêm, không nên chườm ấm hoặc bôi thuốc gây nóng, vì làm tăng cơn đau do kích thích viêm.
Đông y đặc trị hay Sự lừa dối của “thầy thuốc”
Những lời quảng cáo có cánh như: Chữa khỏi hoàn toàn, chữa dứt điểm, 100% hiệu quả, khỏi không tái phát, 10000 bệnh nhân thành công…khiến bao người bệnh tiền mất tật mang.
Theo BS CKI Nguyễn Quang Hải, quan tọng nhất là phổ biến kiến thức cho người bệnh. Thoái hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể, không thể đảo ngược. Chúng ta có thể tập luyện, dùng các thực phẩm bổ sung để tái tạo, phục hòi xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, nhưng không thể, chữa dứt điểm không tái phát.
Đáng sợ hơn, hiện có nhiều thuốc giả danh Đông y gia truyền trị tận gốc thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp…”Thuốc” thường ở dạng viên, được pha trộn thêm một số loại tân dược có chức năng giảm đau nhanh, kích thích ăn uống, ngủ tốt… nhằm lừa người bệnh về công dụng của thuốc. Nhưng một vài thực tế cho rằng những biểu hiện ăn tốt, ngủ tốt của người bệnh đều do tác dụng phụ của nhóm thuốc có chứa corticoid chứ không phải tác dụng thật của thuốc. Sử dụng loại thuốc này lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nguyên tắc điều trị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống, gai cột sống là chuyện bình thường, không phải cứ có gai, là tìm thuốc uống cho …rụng gai đi.
Việc điều trị bao gồm điều trị các triệu chứng, giúp người bệnh phục hồi chức năng và làm chậm quá trình thoái hóa.
1. Vật lý trị liệu
Có tác dụng giảm đau, sửa chứa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, đều trị các đau gân và cơ kết hợp.
– Nhiệt điều trị: siêu âm, hồng ngoại, chườm đá nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn có hiệu quả cao
– Châm cứu, xoa bóp, mát xa.
– Tập luyện: đối với trường hợp đau thắt lưng mãn tính(bơi..)
2. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
Thuốc này cần dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ dùng khi cần, không lạm dụng, không tự ý tăng liều khi liều cũ hết tác dụng.
– Thuốc giảm đau: Pracetamol
– Các thuốc chống viêm không steroid:
– Thuốc bôi ngoài da: các loại gel như: Voltarn Emugel, Gelden…có tác dụng giảm đau đáng kể và không gây ra tác dụng phụ như dùng đường toàn thân
– Thuốc giãn cơ.
3. Phẫu thuật
Trong một số trường hợp đặc biệt, hoặc khi việc dùng thuốc kết hợp trị liệu không có tác dụng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
4. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
– Đặt gạc ấm và/hoặc lạnh vào phần khớp bị ảnh hưởng;
– Kê gối giữa hai chân khi ngủ;
– Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Thừa cân sẽ tạo áp lực lên các khớp như đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân và bàn chân.
– Có chế độ ăn uống cân bằng. Thực phẩm giàu vitamin C, các axit béo omega-3 có thể giúp ích. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, cá, các loại thịt nạc.
– Tập thể dục như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu dưới nước.
– Ngủ đúng. Để có giấc ngủ tốt, hãy chọn đúng một thời điểm để đi ngủ mỗi đêm, sử dụng gối để giảm áp lực gây đau khớp. Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ hàng ngày, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn.
– Hãy thử nẹp, niềng và vật dụng hỗ trợ khác. Vật dụng hỗ trợ làm dịu tình trạng đau khớp, chẳng hạn như nẹp, niềng và gậy có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và phòng ngừa chấn thương. Các dụng cụ khác như dụng cụ mở đồ hộp tự động và ghế trong phòng tắm cũng có thể hỗ trợ bạn ít nhiều.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt