Bệnh thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp háng là bệnh xương khớp xuất hiện chủ yếu ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tai nạn hoặc chấn thương làm tổn thương xương đùi ở người trẻ cũng gây nguy cơ. Triệu chứng điển hình khi mắc là những cơn đau kéo dài, dữ dội, gây khó khăn cho việc sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh thoái hóa khớp háng là vô cùng quan trọng.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp háng là bệnh lý như thế nào?
Bệnh thoái hóa khớp háng thể hiện rõ dấu hiệu của tuổi tác, sự lão hóa của cơ thể. Đó là tình trạng khi các khớp ở chỏm xương đùi đã bị mài mòn trong khoảng thời gian dài dẫn đến hư hại và tổn thương nghiêm trọng.
Khớp háng là bộ phận được cấu thành từ một chỏm xương có dạng hình cầu và một ổ chảo từ khung xương chậu, đùi. Ở các đầu xương sẽ được bao bọc bởi một lớp sụn, nó tiết dịch nhầy giúp khớp háng dẻo dai và linh hoạt hơn khi vận động hoặc di chuyển. Khi được các mô sụn che phủ, các đầu xương sẽ hạn chế cọ xát lên nhau và không bị hư hại.
Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp háng xảy ra khi những lớp sụn bao bọc bên ngoài đó bị mài mòn khiến các đầu xương lộ ra và va chạm vào nhau. Sự tiếp xúc đó sẽ gây đau đớn cho người bệnh, cản trở sự vận động và di chuyển.
2. Phân loại bệnh thoái hóa khớp háng
Tùy thuộc nguồn gốc gây ra bệnh mà sẽ phân loại thành thể nguyên phát và thứ phát.
Thoái hóa khớp háng nguyên phát có nghĩa là bệnh tự phát mà không do bất cứ tác động bên ngoài nào. Loại này thường gặp ở những người lớn tuổi, chủ yếu từ 60 tuổi trở về sau. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa của xương khớp dẫn đến bệnh.
Ở dạng thứ phát, bệnh xuất phát do xương chậu, xương đùi bị tổn thương, hoặc cũng có thể do bệnh nhân có tiền sử bệnh lý xương khớp. Phân loại cụ thể như sau: Thoái hóa khớp háng trên nền những dấu vết dị dạng cũ; thoái hóa khớp háng do tổn thương sau tai nạn hoặc chấn thương lao động và cuối cùng là thoái hóa sau những biến dạng do ảnh hưởng của căn bệnh trước.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Tương tự như khớp cổ, khớp vai hay khớp cổ tay, chân,… khớp háng cũng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Khi bị thoái hóa sẽ gây không ít những khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là việc di chuyển. Như vậy, nguyên nhân gây ra những bất lợi đó bắt nguồn từ đâu?
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa khớp háng:
Thoái hóa khớp háng do tuổi tác:
Quá trình xương khớp bị lão hóa ở tuổi già là điều gần như không thể tránh khỏi. Lúc đó, các sụn khớp đã bị mài mòn trong thời gian dài, dịch khớp tiết ra giảm đáng kể, các đầu xương cọ xát lên nhau gây đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, khớp háng là bộ phận diễn ra quá trình thoái hóa nhanh hơn do phải hoạt động nhiều cũng như chịu tác động lớn từ cơ thể. Đây được gọi là nguyên nhân nguy cơ.
Chấn thương:
Tai nạn giao thông, chấn thương trong lao động, khi chơi thể thao gây tổn thương đến xương chậu, xương đùi hay trật khớp háng,… cũng có nguy cơ gây bệnh thoái hóa khớp háng. Nếu như để lâu ngày, điều trị sai cách hoặc không triệt để dẫn đến các phần xương đó bị thoái hóa nhanh chóng.
Béo phì, thừa cân:
Những đối tượng bị béo phì, trọng lượng cơ thể quá tải sẽ gây áp lực lên xương khớp. Do phải chịu lực tác động quá lớn, liên tục và lâu dài nên khớp háng bị thoái hóa.
Sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá:
Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá trong khoảng thời gian dài làm cho các chất dinh dưỡng trong xương khớp bị tiêu tốn nhanh chóng, trở nên suy yếu và thoái hóa. Do đo những người sử dụng các chất kích thích cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp háng.
Di truyền:
Những khiếm khuyết về sụn khớp có thể di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Do đó, những người có tiền sử người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp háng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chỉ cần những tác động nhỏ từ bên ngoài cũng dễ dàng bị thoái hóa.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, thoái hóa khớp háng còn gây ra bởi những biến chứng từ bệnh khác như đái tháo đường, bệnh gút,… Hoặc cũng có thể do dị tật bẩm sinh, cấu trúc xương chậu, xương cổ đùi bị sai lệch ngay từ khi mới sinh ra.
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng
Nắm rõ được những triệu chứng nhận biết sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời, hạn chế được những hậu quả không mong muốn về sau. Dưới đây là những biểu hiện rõ ràng nhất ở những đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp háng.
Đau ở hông, đùi:
Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện những cơn đau thắt ở bẹn, vùng hông, sau đó lan xuống đùi và đầu gối. Do vậy, người bệnh thường bước đi khập khiễng, một phần vì khớp háng phải chịu trọng lực của cơ thể nhiều nhất. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, các cơn đau có thể tự hết nếu như cơ thể được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi đã phát triển đến giai đoạn nặng, buộc phải có sự can thiệp của thuốc và các biện pháp trị liệu mới giảm đau và khắc phục được tình trạng bệnh.
Các cơn đau thay đổi tùy vào sự vận động hoặc tư thế của người bệnh:
Cơn đau có xu hướng tăng lên khi đi lại, đứng lâu, cúi người hoặc đột ngột thay đổi tư thế. Khi được nghỉ ngơi, mức độ đau sẽ giảm, nhờ lúc đó cơ thể tạm thời được giải thoát.
Cứng khớp:
Hiện tượng cứng khớp, tê mỏi sẽ xuất hiện khi thức dậy vào buổi sáng hoặc khi người bệnh ở trong một tư thế quá lâu không cử động. Lúc đó, bệnh nhân rất khó khăn để cử động, không thể nhấc chân lên để bước đi mà phải xoa bóp một lúc sau mới giảm được tình trạng này.
Cơ ở vùng đùi bị teo lại:
Hiện tượng teo cơ xảy ra khi bệnh đã tiến triển nặng, lâu dần phần xương đùi bị hư hại. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ mất khả năng đi lại.
5. Cách phòng ngừa
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp háng đã có nhiều hướng điều trị được áp dụng và đem lại hiệu quả tích cực. Bao gồm chữa trị bằng thuốc Tây, các biện pháp y học cổ truyền và những bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, việc chữa trị bệnh không đảm bảo hoàn toàn rằng bệnh không tái phát hay để lại bất cứ biến chứng nào. Do đó, phòng bệnh ngay từ đầu là việc cần thiết nên làm.
Chúng ta nên có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để chăm sóc tốt cho xương khớp, tăng cường sức đề kháng giúp hạn chế nguy cơ viêm và kìm hãm quá trình thoái hóa. Khi các khớp bị tổn thương, nên điều trị nhanh chóng và dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến những bộ phận khác.
Ngoài ra, tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng là liều thuốc bổ rất có lợi cho sức khỏe nói chung và những bệnh nhân thoái hóa khớp nói riêng.
Đây là căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay, xuất hiện nhiều ở tuổi 60 trở về sau, khi quá trình lão hóa của cơ thể đang diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng nên lưu ý đến những nguyên nhân thứ phát có thể gây bệnh thoái hóa khớp háng. Đặc biệt là những đối tượng đã từng chấn thương do tai nạn giao thông, trong lao động,… hoặc có tiền sử về bệnh lý xương khớp khác. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ những thông tin về bệnh là vấn đề rất cần thiết.
Một khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh nguy cơ để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt