Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ chữa trị như thế nào?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng nhưng chủ yếu là đau nhức, gây cảm giác mệt mỏi, uể oải ở người bệnh. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng căn bệnh này cũng gây ra những cản trở trong mọi sinh hoạt thường ngày. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các triệu chứng, nguyên nhân gây ra bệnh để dễ dàng nhận diện và phòng tránh bệnh.

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì?

Nhiều năm gần đây, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ ngày càng nhiều, nhất là nhân viên văn phòng. Do tính chất nghề nghiệp làm việc với máy tính là chủ yếu nên họ phải thường xuyên ngồi với một tư thế trong thời gian dài. Vậy thoát vị đĩa đệm vùng cổ là bệnh gì? 

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm ở cổ là hiện tượng bao xơ ở phần cột sống cổ bị yếu, tạo ra những khe hở khiến nhân nhầy tràn ra ngoài. Đồng thời, phần đĩa đệm cũng bị lệch ra khỏi vị trí bình thường khiến cột sống cổ chịu áp lực lớn, gây ra những cơn tê mỏi, đau nhức.

Cột sống cổ được chia ra thành 7 đốt sống, các đốt sống này được gọi tên C1 – C7. Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ ở vị trí C5 C6. Vị trí này dễ bị thoát vị đĩa đệm hoặc tổn thương vì đây là phần dưới cùng của đốt sống cổ, chịu nhiều áp lực nhất. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ chữa trị được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ chữa trị được không?

2. Một số dấu hiệu của bệnh 

Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh mà người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

2.1. Những dấu hiệu lâm sàng

Mặc dù có sự khác biệt giữa các triệu chứng để nhận biết mức độ phát triển của bệnh nhưng hầu hết các bệnh nhân đều có những dấu hiệu lâm sàng sau đây:

  • Yếu cơ: do nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép tủy sống khiến cho các nhóm cơ ở vị trí này bị yếu. Nếu tình trạng bệnh nặng thì các nhóm cơ khác xung quanh cơ thể cũng  bị yếu theo (cơ tay, cơ chân, cơ đùi). Gây ra những cản trở trong việc đứng, ngồi, đi lại.
  • Chân tay có biểu hiện tê ngứa: đầu tiên cảm giác tê ngứa sẽ xuất hiện ở vị trí thoát vị đĩa đệm, tức từ cổ rồi bắt đầu lan ra các vị trí khác khắp cơ thể, rồi lan xuống tay và chân.
  • Khả năng vận động suy giảm: bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ sẽ bị ảnh hưởng đến việc đi lại, vận động khá nhiều. Đặc biệt, khó có thể hoạt động nhanh hoặc bê vác nặng vì giữa các đốt sống không còn nhiều nhân nhầy.
Đi lại khó khăn là một triệu chứng của bệnh
Đi lại khó khăn là một triệu chứng của bệnh
  • Một số triệu chứng khác: khó khăn trong việc đi tiểu, bị táo bón, tức ngực, thở khó,… Mặc dù những biểu hiện này không xuất hiện ở nhiều người nhưng một vài bệnh nhân vẫn có triệu chứng này.

Phần lớn các bệnh nhân đều có những dấu hiệu trên đây, tuy nhiên vẫn có một số ít người bệnh không xuất hiện những triệu chứng này. Do đó, để việc chẩn đoán được chính xác hơn, bạn có thể kết hợp chụp MRI.

2.2. Cận lâm sàng

Để kiểm tra nhanh chóng và có kết quả chính xác nhất, nhiều bệnh nhân quyết định chụp cộng hưởng từ MRI để xác định vị trí và những tổn thương bên trong đốt sống cổ. Đối với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thì kết quả chụp MRI thường có những biểu hiện như:

  • Vị trí nằm của đĩa đệm không đúng, có thể bị lệch ra phía trước hoặc phía sau hoặc một số trường hợp chèn vào thân đốt sống.
  • Xuất hiện một lớp nhân nhầy bị tràn ra ngoài.
  • Cột sống cổ có hình dạng cong vẹo, kích thước đốt sống bị giảm.
  • Một số trường hợp bệnh trở nặng, kết quả chụp MRI cho thấy tủy sống và rễ dây thần kinh bị chèn ép.

2.3. Một số triệu chứng bệnh tăng theo cấp độ

Hầu hết các bệnh đều có những triệu chứng nổi bật, đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cũng vậy, với 3 cấp độ từ nhẹ tới nặng sẽ có những biểu hiện đi kèm với tần suất và mức độ khác nhau:

  • Cấp độ 1 – cấp độ nhẹ: người bệnh cảm nhận được đốt sống cổ của mình hơi bị tê cứng, chuyển động khó khăn hơn. Xuất hiện thêm một vài cơn đau khi chuyển động mạnh hoặc phải ngồi/đứng một tư thế trong thời gian dài. Đặc biệt là khi phải cúi xuống hoặc ngửa đầu về phía sau. Những cơn đau này mỗi ngày sẽ tăng hơn với tần suất nhiều.
Cảm giác đau nhức ở quanh phần cổ và vai
Cảm giác đau nhức ở quanh phần cổ và vai
  • Cấp độ 2 – cấp độ trung bình: cơn đau kéo dài hơn với tần suất nhiều hơn, cảm giác đau lan từ cổ ra sau gáy và lan xuống vai. 
  • Cấp độ 3 – cấp độ nặng: cảm giác đau nhức lan ra khắp các vị trí ở đầu, sau gáy, cổ, vai và lan xuống hai cánh tay. Ở bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau nửa vời (ví dụ đau nửa đầu, đau nửa cánh tay,…). Đặc biệt, sự mềm mại, uyển chuyển, khéo léo của bàn tay cũng bị giảm đi. 

3. Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Nhờ sự phát triển của các công nghệ, kỹ thuật hiện đại mà các phương pháp chữa bệnh cũng được nâng cao. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cũng có nhiều liệu pháp can thiệp để hỗ trợ người bệnh giảm những cơn đau, phục hồi chức năng của các bộ phận bị ảnh hưởng. Một số phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

3.1. Phương pháp điều trị kết hợp thuốc và nội khoa

Đây là cách điều trị được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, bệnh nhân chỉ được phép sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn từ tận tình của bác sĩ khám, chữa bệnh. Trong đó, những loại thuốc có thể được chỉ định dùng gồm:

  • Thuốc có tác dụng ngăn chặn các cơn động kinh.
  • Đối với những bệnh nhân có triệu chứng co cứng cơ sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc giúp giãn cơ như  myonal, mydocalm,…
  • Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau dai dẳng, mức độ đau nhiều sẽ được kê những đơn thuốc giảm đau, kháng viêm như meloxicam, diclofenac, paracetamol,…

Lưu ý: mọi loại thuốc đều phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

3.2. Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Đây là phương pháp trị liệu chủ yếu bằng cách luyện tập, vận động. Nếu mức độ đau nhức ở bệnh nhân quá nặng thì có thể kết hợp với thuốc giảm đau trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp, bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phương pháp tập vật lý trị liệu để ngăn chặn sự ảnh hưởng của bệnh đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Cách điều trị không dùng thuốc chủ yếu thực hiện những phương pháp như:

  • Châm cứu: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất từ thời xa xưa đến nay. Mặc dù phải tốn nhiều thời gian những phương pháp này mang lại nhiều hiệu quả trong việc làm giảm những cơn đau. 
Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
  • Tập luyện yoga: những động tác yoga giúp cơ thể dẻo dai và uyển chuyển hơn, phục hồi chức năng của các đốt sống bị tổn thương. Đồng thời, giúp những triệu chứng đau nhức thuyên giảm.
  • Chiropractic: thuật ngữ này được dùng nhằm chỉ đến phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách nắn kéo xương. Tuy nhiên, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ thường được cân nhắc khi áp dụng phương pháp này. Vì nó có thể gây ra cơn đột quỵ ở người bệnh.

3.3. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Đối với những bệnh nhân trong tình trạng nặng và những phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ đề xuất điều trị ngoại khoa – phẫu thuật. Những đối tượng thường áp dụng phương pháp này như đi lại khó khăn – mất thăng bằng, khả năng kiểm soát các cơ quan (ruột, bàng quang) bị hạn chế, chân tay dần bị tê liệt – yếu dần.

3.4. Phương pháp điều trị bằng cách tiêm Corticosteroids

Corticosteroids là một loại thuốc kháng viêm liều mạnh. Những bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị này sẽ được tiêm thuốc Corticosteroids trực tiếp vào vị trí bị đau nhức, cụ thể dây thần kinh của cột sống. Loại thuốc này có khả năng hạn chế những cảm cơn đau, viêm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ trung bình và nặng. 

Tím đến cơ sở ý tế điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả cao
Tím đến cơ sở ý tế điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả cao

Để được khám, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, bạn hãy liên hệ với bệnh viện uy tín để được tư vấn cụ thể. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh. 

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7