Bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý về xương khớp có thời gian ủ bệnh dài, thường thấy ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh dễ đi tới mãn tính và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý xuất hiện ở 2 khớp cùng chậu. Những khớp này nối giữa xương cụt dưới cột sống thắt lưng và khu vực phía sau 2 xương cánh chậu. Khi bị chứng viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ tại khu vực cột sống thắt lưng sau đó lan dần xuống vùng giữa 2 mông, đùi.
Đây là bệnh lý mãn tính kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Bệnh khi không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng là teo cơ mông, đùi, dính khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp, biến dạng khớp thậm chí là tàn phế.
Nếu bệnh được phát hiện từ giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công đến 85%. Nguy cơ tái phát bệnh cũng giảm nhanh chóng. Do đó, điều kiện tiên quyết trong điều trị viêm khớp cùng chậu cũng như các bệnh xương khớp khác chính là điều trị bệnh từ giai đoạn sớm.
2. Các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu phổ biến
Các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu vô cùng đa dạng và không có nguyên nhân chung nhất cho căn bệnh này. Những nguyên nhân bệnh thường gặp nhất là:
- Do chứng bệnh cột sống khiến tổn thương cột sống, các khớp ngoại vi như: viêm khớp phản ứng, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp cột sống, …
- Người bệnh mắc các bệnh về đường ruột như viêm trực tràng chảy máu khiến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cùng chậu tăng cao.
- Do quá trình mang thai: Ở phụ nữ khi mang thai khiến khu vực tiểu khung bị chèn ép gây đọng huyết tại khung chậu, khu vực bàng quang phải gánh chịu nhiều áp lực dẫn tới viêm nhiễm khuẩn ngược lại vùng xương cùng chậu, hình thành bệnh viêm khớp cùng chậu.
- Các chấn thương như tai nạn lao động, va chạm khiến vùng khớp cùng chậu tổn thương. Các chấn thương này nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm khớp cùng chậu.
- Nhiễm trùng: Ở một số trường hợp, các khớp cùng chậu viêm nhiễm do các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập cơ thể.
3. Các triệu chứng điển hình của viêm khớp cùng chậ
Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân cần lưu ý các triệu chứng bệnh để nhận biết. Các triệu chứng bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc gai cột sống. Khi bị viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những triệu chứng điển hình sau:
Viêm khớp cùng chậu gây đau tại vị trí viêm
Những cơn đau xuất hiện ở khu vực cột sống thắt lưng và nhanh chóng lan xuống đùi, mông. Thông thường chứng viêm khớp cùng chậu thường sẽ không gây đau tại vùng đầu gối như bệnh xương khớp khác.
Cơ cứng, bỏng rát khung chậu
Người bệnh gặp tình trạng cơ cứng tại vùng chậu sau khi thức dậy. Thậm chí họ gặp tình trạng bỏng rát, khó chịu tại xương chậu rất khó chịu.
Các triệu chứng bệnh viêm khớp cùng chậu khác
Khi mắc viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân thường mất ngủ, buồn nôn, lo lắng và rét run người. Với chị em phụ nữ khi viêm khớp cùng chậu sẽ thấy đau bụng dưới, tiết dịch hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
4. Những phương pháp phổ biến trong điều trị viêm khớp cùng chậu
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng viêm khớp cùng chậu, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Đồng thời các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc tây điều trị viêm khớp cùng chậu
Điều trị viêm khớp cùng chậu với thuốc tây giúp đẩy lùi đau nhức và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh nhân thường sẽ được chỉ định dùng một hoặc kết hợp một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc chống viêm không steroid giúp chống viêm, giảm đau nhức khớp khi bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên chúng chỉ mang lại hiệu quả cho bệnh nhân trong thời gian ngắn, chúng có thể tái phát bất kỳ lúc nào khi ngừng sử dụng. Ngoài ra người bệnh khi dùng cần thận trọng bởi chúng gây nên các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, …
- Thuốc glucocorticoid: Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định chọn thuốc tiêm hay uống. Thông thường, loại thuốc này gây nhiều tác dụng phụ như loãng xương, teo cơ, suy tuyến thượng thận hoặc xảy ra biến chứng trên đường tiêu hoá, … Do đó, bệnh nhân cần thận trọng, cân nhắc trong quá trình sử dụng.
- Với bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai sẽ dùng các loại thuốc kháng sinh an toàn cho thai kỳ. Khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ chỉ định, kê đơn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Sử dụng thuốc đông y
Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng các loại cây cỏ quen thuộc trong vườn nhà để điều trị viêm khớp cùng chậu. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc cụ thể là:
- Bài thuốc từ quả cà tím: Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 1 quả cà tím đã rửa sạch, cắt nhỏ thành các khúc có độ dày khoảng 0,5cm. Đun 1 lít nước sôi rồi cho cà tím đã chuẩn bị vào trong nồi, ngâm tới khi nước đã nguội hoàn toàn. Sau đó, lọc lấy nước cà tím, bạn cho chúng vào chai thủy tinh để bảo quản ở nhiệt độ thấp. Sử dụng nước cà tím này đều đặn vào trước bữa ăn sáng, trưa, tối.
- Bài thuốc từ lá lốt: Bệnh nhân thực hiện phơi lá lốt trong bóng râm cho đến khi héo, lưu ý tránh phơi ngoài nắng vì chúng làm dược tính bay hết. Bạn cho lá lốt vào trong nồi sắc cùng nước trong vòng 30 phút. Sau đó, lấy phần nước cốt này để sử dụng sau bữa ăn.
Kiên trì sử dụng một trong số 2 bài thuốc chữa viêm khớp cùng chậu trên khoảng 15 – 20 ngày, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau giảm dần. Cơ thể sảng khoái, dễ chịu và không còn đau nhức.
Bài tập chuyên biệt
Tập luyện chính là phương pháp giúp giải phóng áp lực, đả thông kinh mạch đồng thời hỗ trợ giảm đau do viêm khớp cùng chậu. Để điều trị viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân nên luyện tập các bài tập như tư thế tam giác, tư thế rắn hổ mang, các động tác căng cơ khép háng, duỗi háng có đối kháng, … theo hướng dẫn chuyên gia để có sự cải thiện bệnh rõ rệt.
Các biến chứng viêm khớp cùng chậu và các bệnh lý xương khớp nói chung để lại thường khá nặng nề. Do đó, bệnh nhân nên tự học cách phòng tránh các bệnh về xương khớp ngay từ bây giờ bằng cách luyện tập thể thao điều độ. Đừng quên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp phòng chứng viêm khớp cùng chậu hiệu quả.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt