Bị thoái hóa đốt sống cổ điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Bị thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên thực tế, sự am hiểu của con người về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh lý này chưa thực sự đầy đủ. Chỉ khi nào bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị mới hiệu quả cũng như tránh gây nên những biến chứng

1. Các loại thoái hóa đốt sống cổ phổ biến nhất

Phạm vi hoạt động của cột sống cổ lớn chính vì thế nguy cơ khu vực này bị tổn thương là rất lớn. Xét về mặt cấu tạo, cột sống cổ có 7 đốt sống từ C1 – C7. Trong đó, C1 – C2, đóng vai trò là trụ cột và C4 – C7 sẽ tham gia vào quá trình chuyển động. Bệnh nhân có thể bị thoái hóa đốt sống cổ tại nhiều vị trí khác nhau.

Thoái hóa đốt sống cổ C2 C3 C4

Những cơn đau mà thoái hóa đốt sống cổ C2 C3 C4 thường xuất hiện ở vùng cổ trên, nó có xu hướng lan sang vai và ngực. Khi vận động cổ người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn. Thường thì, các cơn đau có xu hướng âm ỉ, đôi khi nhức nhối; trong một số trường hợp nó là những cơn đau nhói, khi ấn tay vào thì có cảm giác lạnh gáy.

  • Đau đầu: Một số lúc cơn đau lan lên đầu, đau vai gáy, nghiêm trọng hơn thì đau cả đầu.
  • Ngứa ran và tê: Thoái hóa đốt sống cổ C2 C3 C4 gặp tình trạng này tức là các dây thần kinh đang bị nén và có thể gây nên tình trạng tổn thương vĩnh viễn rất cao. Tê ngứa thường xuất hiện ở vùng cổ dưới, trên lưng, trên vai.
Bệnh nhân có thể bị thoái hóa đốt sống cổ tại nhiều vị trí khác nhau
Bệnh nhân có thể bị thoái hóa đốt sống cổ tại nhiều vị trí khác nhau

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7

Đốt sống cổ C5 C6 C7 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ vùng cổ cũng như giúp cho cổ có xu hướng linh hoạt hơn. Tuy nhiên tình trạng thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 C7 lại vô cùng phổ biến vì những cột sống này phải chịu rất nhiều sức ép khác nhau. Thoái hóa đốt sống cổ số 5 6 sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới cuộc sống của con người.

Một số biểu hiện bệnh phổ biến:

  • Đau vùng cổ, vai, gáy.
  • Các cơn đau có xu hướng lan truyền xuống dưới cánh tay, người bệnh có cảm giác bị tê chích.
  • Người bệnh chóng mặt, buồn nôn, đau tức ngực, đau hốc mắt…

2. Chẩn đoán khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ một cách nhanh chóng và chính xác nhất, người bệnh thường được chỉ định khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng:

Khám lâm sàng

  • Kiểm tra tần suất vận động của cột sống.
  • Kiểm tra phản xạ cũng như sức cơ ở hai tay.

Chỉ định thực hiện các xét nghiệm

Thông qua các chẩn đoán hình ảnh có thể cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho quá trình chẩn đoán cũng như điều trị hiệu quả. Các phương pháp được thực hiện:

  • Chụp Xquang cột sống cổ: Thông qua xét nghiệm này có thể phát hiện các bất thường như: gai cầu xương, gai xương… Đây chính là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ.
  • Chụp CT: Thông qua chụp CT các hình ảnh được cung cấp thường chi tiết hơn cũng như các tổn thương ở mức độ nhỏ cũng nhanh chóng được phát hiện.
  • Chụp MRI: Chụp MRI giúp phát hiện một cách chính xác nhất các khu vực thần kinh bị tổn thương.

3. Cách phòng tránh khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Để không phải trải qua những đau đớn, khó chịu mà bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên; để không phải gánh chịu những hậu quả bệnh nặng nề thì phòng thoái hóa đốt sống cổ là cực kì cần thiết và quan trọng. Vậy, cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ như thế nào? Cùng tham khảo ngay sau đây:

Khám sức khỏe định kỳ

Đây chính là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh mọi bệnh tật trong đó có thoái hóa đốt sống cổ. Thăm khám phát hiện ra bệnh sớm sẽ có hướng điều trị kịp thời, nhanh chóng.

Xây dựng thói quen sinh hoạt

Khi làm việc cần giữ cho cổ luôn thẳng đứng, tránh việc cúi cổ, gập cổ quá lâu. Khi nghe điện thoại không nên kẹp ở bên tai, không chọn gối quá cao.

Luyện tập

Tập luyện đều đặn không chỉ giúp cho bạn có thể đẩy lùi bệnh tật mà còn phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ vô cùng hiệu quả. Xoay cổ nhẹ nhàng, hay tập theo các bài tập trên Youtube mỗi ngày.

Chế độ luyện tập phù hợp với người thoái hóa đốt sống cổ
Chế độ luyện tập phù hợp với người thoái hóa đốt sống cổ

Một chế độ ăn uống khoa học

Trong bữa ăn hàng ngày nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng canxi, vitamin, glucosamine… Không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.

4. Bị thoái hóa đốt sống cổ điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống khác nhau. Để tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra, người bệnh nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp vật lý trị liệu

Chữa thoái hóa đốt sống bằng phương pháp vật lý trị liệu giúp cho cơ cổ và vai được kéo dài; các cơ được mạnh mẽ, dẻo dai cũng như giảm đau tích cực.

Sử dụng thuốc Tây y

Nên thăm khám và tiến hành uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng:

  • Thuốc giảm đau như: Hydrocodone (Norco).
  • Thuốc giãn cơ để điều trị co thắt cơ như: Cyclobenzaprine (Xmind).
  • Thuốc chống động kinh để giảm đau do tổn thương thần kinh như: Gabapentin.
  • Thuốc chống viêm không steroid theo toa để giảm viêm như: diclofenac (Voltaren-XR).
  • Tiêm steroid để giảm viêm và giảm đau như: prednisone.
Một số loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống
Một số loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Nam đông y

  • Chìa vôi: Dùng 30g chìa vôi trắng (rửa thật sạch bên ngoài), rau dền gai, cỏ xước, tầm gai, trinh nữ, mỗi vị 20g. Sao vàng, hạ thổ rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Rượu lá lốt: 300g lá lốt, rửa sạch, phơi khô rồi ngâm với 1 lít rượu trắng trong 30 ngày. Dùng rượu này xoa bóp vùng đau sau một thời gian các cơn đau sẽ có xu hướng biến mất.
  • Xương rồng nấu cá lóc: Xương rồng 3 chia chọn 1 đọt, cắt bỏ gai và ngâm nước, bóp sạch mủ. Sơ chế cá lóc, nấu với xương rồng. Đây là một món ăn ngon, không chỉ có tác dụng giảm đau, tiêu viêm mà còn đẩy lùi bệnh thoái hóa khớp cổ hiệu quả.

Bị thoái hóa đốt sống cổ khiến cho người mắc gặp nhiều khó chịu, đau đớn. Hiểu đúng về bệnh, nắm được cách phòng bệnh, điều trị bệnh chắc chắn sẽ giúp bạn nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống và sinh hoạt bình thường.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7