Bị thoái hóa khớp nên ăn gì tốt nhất?

Bệnh nhân thoái hóa khớp thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức hành hạ. Khi thời tiết giao mùa trở lạnh, cũng là lúc bệnh phát tác nặng nhất. Bị thoái hóa khớp nên ăn gì là tốt nhất? Những phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng đau khớp này là gì?

Bị thoái hóa khớp nên ăn gì tốt?

1. Cá béo

Cá chứa nhiều axit béo và omega-3 rất có lợi cho sức khỏe. Đối với những người bị viêm khớp, các chất béo không bão hòa này có tác dụng chống viêm rất hiệu quả cho người bị tổn thương khớp. Các bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng tuần các loại cá như: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ… hoặc các loại hạt như hạnh nhân và óc chó. Những bệnh nhân không thích cá có thể bổ sung bằng các dược phẩm chứa omega-3 khác như dầu cá của những thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng.

2. Dầu ăn

Một số loại dầu khác có thể làm giảm viêm như dầu oliu nguyên chất, dầu bơ và dầu cây rum. Sử dụng các loại dầu này thay thế các loại dầu ăn thông thường sẽ vừa tốt cho sức khỏe của bạn, vừa giảm bớt triệu chứng cho bệnh viêm xương khớp của bạn.

3. Sữa

Sữa là câu trả lời cho câu hỏi khi bị thoái hóa khớp nên ăn gì. Trong sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát rất giàu canxi và vitamin D. Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho xương, tăng cường độ liên kết trong xương và cải thiện các triệu chứng đau của bệnh. Ngoài ra, sữa có chứa protein giúp hình thành cơ bắp và rất thích hợp để kiểm soát cân nặng.

Trong sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát rất giàu canxi và vitamin D tốt cho xương khớp

4. Rau lá xanh

Các loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin D và các chất chống oxy hóa. Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể để hấp thụ canxi và tăng cường hệ miễn dịch. Các bạn nên thường xuyên ăn các loại rau này trong bữa cơm gia đình.

5. Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực vật chứa rất nhiều sulforaphane. Đây là chất đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Loại rau này cũng chứa rất nhiều vitamin K, C và canxi giúp xương chắc khỏe.

6. Tỏi

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có chứa hợp chất diallyl disulfide. Đây là hợp chất có tác dụng chống lại các enzyme xấu trong cơ thể. Các enzyme này tham gia vào quá trình làm hỏng sụn ở các khớp nên nếu bạn sử dụng tỏi hàng ngày cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình này.

7. Các loại đậu

Các loại hạt và đậu rất tốt cho tim mạch. Thành phần của đậu và hạt chứa hàm lượng canxi, kẽm, magie, vitamin E và chất xơ cao. Bên cạnh đó axit alpha-linolenic (ALA) có trong các loại hạt này cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, chống lại viêm nhiễm ở xương khớp.

Thoái hóa khớp có chữa được không?

Thoái hóa các khớp là bệnh khó có khả năng phục hồi lại hoàn toàn. Mục đích điều trị hiện nay của bệnh này là ngăn ngừa quá trình bào mòn các mô sụn và thoái hóa khớp, từ đó hỗ trợ phục hồi và tái tạo lại khớp.

1. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay để giảm triệu chứng đau nhức do viêm khớp là: Acetaminophen hay Tylenol thường được chỉ định cho người bị viêm xương khớp dạng nhẹ và trung bình.

Thuốc chống viêm không steroid NSAID, ibuprofen và naproxen natri là những dược phẩm khuyến cáo dùng để làm giảm các chứng đau xương khớp. NSAID dạng gel bôi trực  tiếp lên vùng khớp bị tổn thương cũng có tác dụng giảm đau tức thời.

Duloxetine (Cymbalta) được sử dụng nhiều để chống trầm cảm nhưng thuốc này còn được dùng để điều trị đau mãn tính, bao gồm cả đau xương khớp.

2. Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu theo tư vấn của các chuyên gia y tế sẽ giúp tăng cường cơ bắp khung quanh các khớp bị tổn thương, tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp và giảm đau. Các loại vận động như bơi lội, đi bộ tập thể dục cũng rất tốt cho bệnh này.

Trị liệu nghề nghiệp giúp các bạn có thể thực hiện những công việc đang làm hàng ngày một cách khoa học mà không gây thêm tổn thương cho vùng khớp đau của bạn. Việc trị liệu này thực chất là sử dụng các vật dụng hỗ trợ cho những công việc hàng ngày để giảm bớt áp lục lên vùng khớp đau. Ví dụ nếu bạn không thể đứng nhiều vì khớp chân thoái hóa, bạn sẽ cần một chiếc ghế để hỗ trợ, nếu cột sống không thể đứng quá lâu, các bạn sẽ cần 1 chiếc đai hỗ trợ giữ thẳng cột sống…

Có thể thấy, bị thoái hóa khớp nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng và cần được lưu ý. Sụn khớp đã bị thoái hóa rất khó trở về trạng thái ban đầu nên các bạn cần chú ý đến sức khỏe của mình ngay từ khi còn trẻ để phòng bị và ngăn ngừa căn bệnh này.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7