Bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không
Vật lý trị liệu, vận động cơ xương khớp là việc cần được chú trọng ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Đi bộ cũng là một trong các phương pháp vận động nhưng liệu có tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không sẽ được phân tích chi tiết dựa trên những tư vấn của các chuyên gia cơ xương khớp sau đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Muốn biết chính xác thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không, trước hết chúng ta cần biết thoát vị đĩa đệm là bệnh như thế nào, có thể chịu những tác động vào thay đổi nào từ việc đi bộ?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí của nó gây chèn ép lên các rễ thần kinh sinh ra cảm giác đau và hàng loạt các vấn đề khác, ảnh hưởng đến hoạt động của các khớp xương tại vị trí bị thoát vị.
Đây là quá trình lão hóa của hệ thống xương khớp, khi các bộ phận cấu thành hệ xương khớp trở nên già nua đi và hoạt động kém hiệu quả. Đĩa đệm không còn đáp ứng được nhiệm vụ giảm hấp thu chấn động và xuất hiện các vết nứt gây đau.
2. Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Với thoát vị đĩa đệm và với hầu hết các bệnh lý về cơ xương khớp, trị liệu phục hồi chức năng là một trong những chỉ định không thể thiếu trong điều trị. Trong y học điều trị thoát vị đĩa đệm các bài tập phục hồi chức năng khá đa dạng, có nhiều bài tập phức tạp cần đến sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Bản thân người bệnh cũng có thể tăng cường tập hồi phục chức năng bằng các bài tập tại nhà. Đi bộ mỗi ngày chính là một trong những phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả.
Không ít bệnh nhân quan niệm khi gặp các vấn đề về xương khớp, đĩa đệm thì hạn chế vận động tuyệt đối là tốt nhất. Điều này có thể đúng với các chấn thương xương khớp nặng trong thời gian đầu điều trị cần cố định phần xương khớp. Nhưng trong giai đoạn phục hồi và với các tổn thương nhẹ thì việc vận động sớm là điều có ý nghĩa vô cùng lớn quyết định tỷ lệ hồi phục là bao nhiêu %.
Việc áp dụng bài tập trị liệu phục hồi nào, mức độ ra sao cần phụ thuộc vào từng giai đoạn. Trong số các bài tập thì đi bộ là giải pháp an toàn nhất cho người bệnh. Do mức độ vừa phải, có thể áp dụng giai đoạn nào trong phục hồi trị liệu cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Hơn thế, phương pháp trị liệu có nhịp chậm như đi bộ có thể đem đến cho người bệnh nhiều lợi ích sau đây:
– Cải thiện cấu trúc của cột sống, giúp khôi phục sự liên kết hoàn hảo của hệ thống cột sống – đĩa đệm. Mặt khác, việc đi bộ giúp cho các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống tốt hơn, nhờ thế quá trình lành bệnh được thúc đẩy nhanh hơn.
– Gia tăng độ đàn hồi cho các đĩa đệm. Khi đi bộ, các đĩa đệm sẽ được làm quen trở lại với sự vận động, nhờ thế giúp các đĩa đệm tăng độ đàn hồi đáng kể sau một thời gian luyện tập nhất định.
– Tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp. Khi các nhóm cơ được cải thiện về sức mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc cố định và định hình cột sống cũng như các đĩa đệm ở đúng vị trí của nó.
– Hỗ trợ giảm cân ở những người bị béo phì thừa cân. Khi cân nặng được “lược bớt” đồng nghĩa với việc giảm đi đáng kể áp lực lên cột sống. Theo đó, các đĩa đệm được giải phóng bớt sự chèn ép, giúp giảm đau, tạo điều kiện để đĩa đệm co lại về đúng vị trí của nó.
– Giải phóng các năng lượng xấu trong cơ thể ra ngoài. Điều này giúp giảm áp lực về tinh thần, giúp tâm lý thoải mái hơn, lạc quan hơn, có lợi cho việc phục hồi bệnh lý nhanh hơn.
3. Những chú ý khi đi bộ cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm
Mặc dù tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhưng khi quyết định áp dụng biện pháp đi bộ để cải thiện tình trạng bệnh thì chúng ta nên chú ý những vấn đề sau đây:
– Lựa chọn thời điểm bắt đầu tập đi bộ, khi bạn đã sẵn sàng trải qua cảm giác đau nhẹ ban đầu
– Nên bắt đầu bằng nhịp độ nhẹ nhàng nhất có thể và tăng dần về sau tùy theo mức chịu đựng của từng người tại thời điểm đó.
– Hãy chắc chắn rằng bạn đã được khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu bộ
– Nên chọn cho mình trang phục gọn gàng và nhẹ nhàng nhất, đặc biệt chú trọng vào lựa chọn giày đeo khi đi bộ. Đó nên là loại giày thể thao nhẹ, ôm chân, chắc chắn, mềm vừa đủ.
– Đi bộ với nhịp và sải chân vừa phải, kết hợp hít thở đều đặn.
Ghi nhớ những lưu ý trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn, giúp các bài tập đi bộ phát huy được hiệu quả tốt nhất và không còn phải quá băn khoăn việc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không.
Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại thông tin chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt